Pin lithium-ion được làm bằng vật liệu tái chế có thể tồn tại lâu hơn các loại pin mới

Một nghiên cứu cho thấy pin ithium-ion có cực âm tái chế có thể hoạt động tốt hơn pin có cực âm làm từ vật liệu nguyên sinh, kéo dài hàng nghìn chu kỳ sạc bổ sung.
pin.jpg

Nhu cầu ngày càng tăng đối với những loại pin này, từ điện thoại thông minh đến xe điện, có thể vượt xa nguồn cung của thế giới đối với một số thành phần quan trọng, chẳng hạn như coban. Tăng cường tái chế có thể giúp ngăn chặn tình trạng thiếu hụt tiềm ẩn.

Nhưng một số nhà sản xuất lo lắng rằng các tạp chất trong vật liệu tái chế có thể làm giảm hiệu suất của pin.

Nhà khoa học vật liệu Yan Wang thuộc Học viện Bách khoa Worcester ở Massachusetts cho biết, các nghiên cứu của họ cho thấy pin làm từ vật liệu tái chế có thể hoạt động tốt bằng, hoặc thậm chí tốt hơn pin từ vật liệu nguyên sinh.

Trong các thử nghiệm về mức độ duy trì khả năng lưu trữ năng lượng sau nhiều lần sử dụng và sạc lại của pin, pin có cực âm tái chế hoạt động tốt hơn - phải qua 11.600 chu kỳ sạc thì pin có cực âm tái chế mới mất đi 30% dung lượng ban đầu - tốt hơn khoảng 50% so với pin được làm bằng vật liệu thương mại hoàn toàn mới có cùng thành phần – chỉ được 7.600 chu kỳ.

Hàng nghìn chu kỳ bổ sung đó có thể chuyển thành nhiều năm hoạt động tốt hơn của pin.

Nghiên cứu này mở ra hy vọng cho các nhà sản xuất thiết bị điện tử, giúp giảm giá thành sản phẩm và đồng thời giúp giảm ô nhiễm môi trường.

Theo sciencenews
back to top