Phương pháp chẩn đoán bệnh của YHCT

Không cần đến ống nghe, huyết áp, phương pháp chẩn đoán bệnh của YHCT: Vọng, văn, vấn, thiết. Vọng là nhìn, quan sát bằng thị giác, vưn là nghe và ngửi, quan sát bằng thính giác và khứu giác. Vấn là hỏi bệnh, thiết là sờ nắn, bắt mạch, quan sát bằng xúc giác.

Đông y trị nhiều bệnh hiệu quả

*Vọng chẩn: Vọng là quan sát thần sắc, hình thái mắt, mũi, môi, lưỡi của người bệnh. Tỉnh táo hay hôn mê, tiếp xúc nói năng có rõ ràng hay ngọng ngịu, thần có thịnh vượng không, đôi mắt có sáng hay mờ.

Sắc thái: nói về màu, chủ sắc tự nhiên của  mỗi người không thay đổi. Sắc mặt vàng là chủ sắc của tỳ, tỳ vị còn tốt. Sắc mặt trắng là chủ sắc của phế, da trắng hồng là khí huyết đầy đủ tươi nhuận, da trắng bệch là bệnh của chứng hư hàn. Sắc mặt đỏ là chủ sắc của tâm, hồng hào là tâm tốt, đỏ sẫm là bệnh thực nhiệt, 2 gò má đỏ là âm hư hỏa vượng. Sắc mặt xanh là chủ sắc của can nên da xanh, khí huyết ngừng trệ, bệnh thuộc hàn, xanh và xám đen là hàn nặng kèm theo các chứng đau dữ dội. Sắc mặt đen là chủ của thận, đen và gầy là bệnh của tâm hỏa, đen và khô là bệnh ở thận, dương khí kém bệnh trở nên trầm trọng nếu quanh miệng có vệt đen sẫm. Đôi mắt tinh nhanh, lòng trắng có những mạch máu nhỏ hồng nhạt, nếu lòng trắng ở mắt có màu đỏ là bệnh ở tâm, trắng là bệnh ở phế, sắc vàng là bệnh ở tỳ vị. Sắc xanh là bệnh ở can, sắc đen là bệnh ở thận. Mũi thở để, cánh mũi thở phập phồng là bệnh cấp tính phần nhiều là tà nhiệt, phong hỏa làm bế tắc phế khí bệnh thực nhiệt. Đôi môi bằng nhuận là tố, môi méo miệng lệch là trúng phong, môi rợp là tích nhiệt, môi xanh tím là ứ huyết, trắng nhợt là huyết hư, đỏ tươi là âm hư hỏa vượng, môi xanh lưỡi co là bệnh hấp hối. Lưỡi cân đối mềm mại, rêu lưỡi mỏng, ướ vừa phải chất lưỡi đỏ tươi nhuận ddor là tốt, khí huyết đầy đủ. Nếu có bệnh lý dẽ biển hiện cụ thể từng bệnh, xin được giới thiệu một chuyên đề riêng về lưỡi.

* Văn chẩn: Thu thập các triệu chứng bằng nghe và ngửi. Tiếng nói của người bệnh nghe rõ ràng, không mất âm, mất dấu, không lắp, không nhịn và không ngọng. Hơi thở không hôi, thở đều, nhịp nhàng là tốt, không có tiếng ho, không có đờm, không ngạt mũi hay khạc ngứa trong họng, không nôn, không nấc, không ợ hơi.

* Vấn chẩn: Vấn là hỏi quá trình biến diễn của người bệnh. Nếu bệnh nhân hôn mê, không làm chủ, hoặc trẻ em… thì người nhà sẽ trao đổi với thầy thuốc những nội dng sau: Đau ở vùng nào trong cơ thể, có nôn, sốt hay ho, ăn uống ra sao, đại tiểu tiện thế nào, trong người nóng hay lạnh để quy ra bệnh hàn hay nhiệt, thực chứng hay hư chứng để có phương pháp điều trị đúng.

* Thiết chẩn: Là bắt mạch và sờ nắn hay còn gọi là mạch chẩn và xúc chẩn. Có 28 bộ mạch chính khác nhau bắt mạch rất khó phân biệt, rất cần người thầy thuốc có kinh nghiệm. Mạch của người bình thường không nổi không chìm, không nhanh không chậm, thong dong, hòa hoãn, đều đặn và khoan thai là có vị khí. Mạch có thần là cơ thể tốt khỏe mạnh. Mạch có căn là có gốc, gốc của mạch là ở thận. Thận khí tốt thì mạch có căn bản, khi cơ thể có buồn, vui, lo nghĩ, sợ hãi… đều ảnh hưởng đến mạch. Bốn mùa, hay thay đổi thời tiết thì mạch cũng thay đổi theo.

BS Kim Lan

 Nguyên cán bộ Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Theo Đời sống
back to top