Phương dược trị tắc mũi, đau trán, mệt mỏi

Ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, đau đầu, mệt mỏi… do viêm mũi dị ứng rất thường gặp ở mọi lứa tuổi và đang có xu hướng gia tăng do điều kiện môi trường ngày càng ô nhiễm. Để trị bệnh này, y học cổ truyền dựa theo “biện chứng luận trị” trên nguyên tắc cơ bản là cấp tắc trị tiêu, hoãn tắc trị bản (bệnh cấp bách thì trị ngọn, hòa hoãn thì trị gốc).

Phương dược trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi phát tác nhiều nơi trên cơ thể

Trong y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng thuộc phạm vi các chứng “tỵ cừu”, “tỵ trất”..Bệnh phát sinh do 2 nguyên nhân: công năng tạng phủ (chủ yếu là phế, tỳ, thận) bị rối loạn; bị phong hàn, tà khí xâm nhập. Hai yếu tố này có thể phối hợp với nhau, khiến phế khí hư nhược, sức đề kháng giảm sút, dễ sinh bệnh. Biểu hiện lâm sàng thường thấy:

Ngứa mũi và hắt hơi: Thường mỗi sáng thức dậy, gặp lạnh hoặc hít phải dị nguyên, đột nhiên thấy ngứa trong mũi, sau đó là hắt hơi liên tục vài ba lần, thậm chí 10 lần hoặc hơn, kèm theo tình trạng ngứa và chảy nước mắt, đau rát họng.

Tắc mũi: thường là tắc cả hai bên, tắc liên tục, nặng nhẹ không đều nhau, khi nằm tình trạng tắc mũi tăng lên.

Chảy nước mũi: Thường là chảy nước mũi trong, nếu kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn thì nước mũi đặc dính và đục.

Giảm khứu giác: Chủ yếu do niêm mạc mũi viêm phù nề.

Thời kỳ tái phát có thể kèm theo các triệu chứng như ù tai, giảm thính lực, đau đầu hoặc các biểu hiện của tình trạng dị ứng như nổi mày đay ho và khó thở do co thắt phế quản…

Ảnh minh họa

Trị gốc bệnh là đại pháp

Bài thuốc: Nguyên tắc cơ bản của y học cổ truyền trị viêm mũi dị ứng là theo “biện chứng trị liệu” – tùy biểu hiện bệnh để trị trên cơ sở “cấp tắc trị tiêu, hoãn tắc trị bản”. Trị tiêu lấy khí tà chỉ thế thông khiếu làm chủ. Trị bản lấy bổ phế, ích khí, cố biểu, kiện tỳ, ôn thận làm chủ, trong đó lấy trị bản làm đại pháp.

Đối với các trường hợp có triệu chứng: hắt hơi, chảy nước mũi trong, tắc mũi nhiều, nặng vùng trán hoặc đau nặng hai cung mày, niêm mạc mũi phù nề rõ rệt hoặc có những biến dạng như tỵ nhục, khứu giác giảm, mệt mỏi nhiều, đoản khí, sợ lạnh, mình mẩy nặng nề, đầy bụng chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi hồng nhợt, bè bệu và có vết hàn răng, rêu lưỡi trắng dính, mạnh nhu nhược… được gọi là phế tỳ khí hư, thủy thấp phiếm tỵ.

Pháp trị: kiện tỳ bổ khí, hóa thấp thông khiếu. Phương dược: bổ trung ích khí thang gia vị gồm: Hoàng kỳ 20g, bạch truật 12g, trần bì 6g, tân di 15g, đẳng sâm 20g, sài hồ 6g, quế chi 10g, bạch thược 10g, tế tân 3g, ma hoàng 5g, ngũ vị tử 10g, chích thảo 6g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Phương giải: Bản phương lấy bổ trung ích khí thang để bổ trung ích khí, điều bổ tỳ vị, bồi bổ sinh kim làm quân, trong đó hoàng kỳ bổ phế ích khí, trợ dương cố biểu; chích thảo, đẳng sâm và bạch truật bổ khí kiện tỳ hòa trung; bốn vị hợp lực để kiện tỳ phế. Dùng quế chi, ma hoàng tế tân để giải cơ ôn dương, tán thủy thấp; trần bì và sài hồ lý khí hóa trệ, thăng cử dương khí, phối hợp với bạch thược và ngũ ngũ vị tử để liễm phế chỉ thế, tân di tân tán thông khiếu. Toàn phương hợp lực tạo nên công lực, kiện tỳ bổ phế, điều trung, tiêu thủng chỉ thế, cổ biểu cường tráng.

Gia giảm: ngứa mũi nhiều gia ngô công, toàn yết, địa long để khu phong thông lực chỉ dương; tắc mũi nhiều gia lộ lộ thông, thương nhĩ tử, vương bất lưu hành để hoat lạc thông khiếu. Trẻ em vì tạng phủ còn nong nớt tránh dùng các vị tân táo dễ làm thương tổn chính khí nên dùng sâm linh, bạch truật tán gia tử uyển, thương nhĩ tử, thuyền thoái, toàn yết để kiện tỳ thẩm thấp, ích khí điều trung, khu phong thông khiếu.

ThS Hoàng Khánh Toàn (Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền BV TWQĐ 108

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top