Phục linh an thần định tâm

(khoahocdoisong.vn) - Phục linh (bạch linh hoặc bạch phục linh), là một loại nấm mọc hoại sinh trên rễ cây thông, nằm sâu dưới mặt đất khoảng 20 - 30cm. Quả thể nấm có tác dụng lợi tiểu, an thần, mất ngủ, đầy hơi, trướng bụng, tỳ hư, ít ăn…

Phục linh tên khoa học là Porta cocos (Schw.) Wolf, thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae).

Quả có hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất từ nắm tay cho đến 4 - 5kg. Mặt ngoài vỏ màu nâu đen, sần sùi, có khi nổi bướu cổ, mặt cắt lổn nhổn chứa chất bột gồm các khuẩn ty, bào tử, cuống đảm tử. Thể quả của nấm có hình dạng không đều, đường kính có thể đạt 10 – 30cm hoặc hơn, nằm sâu dưới mặt đất 20 – 30cm. Phục linh trồng cho thu hoạch sau 2 năm, loại tốt nhất phải sau 3 – 4 năm.

Dược liệu phục linh gồm có:

Phục linh bì: Là lớp ngoài phục linh tách ra, lớn, nhỏ không đồng nhất. Mặt ngoài từ nâu đến nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất tương đối xốp, hơi có tính đàn hồi.

Phục linh khối: Sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại được thái, cắt thành phiến hay miếng, lớn nhỏ không đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt.

Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài, hơi hồng hoặc nâu nhạt.

Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng.

Phục thần: Là phần nấm phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong.

Theo y học cổ truyền, phục linh vị ngọt, tính bình, vào 5 kinh: tâm, phế, thận, tỳ và vị. Có tác dụng lợi thủy, bổ tỳ, an thần định tâm, được dùng làm thuốc bổ chữa các chứng bệnh như suy nhược, chóng mặt, di mộng tinh; lợi tiểu chữa phù thũng, bụng đầy trướng, tiêu chảy, tỳ hư, ăn kém; an thần, trấn tĩnh, chữa khó ngủ, lo âu, hồi hộp. Liều dùng 5 – 10g sắc hoặc hoàn.

Theo y học hiện đại, trong phục linh có chất đường đặc biệt gọi là pachymoza cùng với đường glucoza và fructoza. Theo các tài liệu của y học Trung Quốc, phục linh có tác dụng tăng cường miễn dịch, làm tăng chỉ số thực bào ở chuột cống trắng, có tác dụng an thần, chống loét dạ dày, hạ đường huyết và có tác dụng bảo vệ gan, lợi tiểu trên thỏ thí nghiệm. Các tác dụng phụ khác của phục linh chưa được nghiên cứu.

Để chữa mất ngủ: Phục linh, phục thần, đẳng sâm, xương bồ, viễn chí, long nhãn nhục, lượng bằng nhau, tán bột mịn. Chu sa làm áo luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 10 – 20g vào chiều và tối trước lúc ngủ.

GS Hoàng Tuấn (nguyên Giám đốc Bệnh viện 19/8)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top