Phục hồi dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân, đảm bảo an ninh y tế

Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các quốc gia phục hồi hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ toàn dân, đảm bảo an ninh y tế trong đại dịch Covid-19 và xa hơn nữa.

Sở Y tế TPHCM vừa thông tin, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi, hệ thống y tế cần định hướng chăm sóc sức khỏe ban đầu, duy trì các dịch vụ y tế thiết yếu, ngay trong trường hợp khẩn cấp.

Ngoài ra ngành y tế cần đầu tư vào các chức năng y tế công cộng thiết yếu, cùng với quản lý rủi ro để có năng lực bền vững.

tre-nho.jpg
Hồi phục hệ thống y tế để đạt được mức bao phủ y tế toàn dân và an ninh y tế phải là ưu tiên. Ảnh tư liệu

WHO nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại thảm khốc về con người, xã hội và kinh tế. Tuy nhiên, hồi phục hệ thống y tế để đạt được mức bao phủ y tế toàn dân và an ninh y tế phải là ưu tiên của mọi quốc gia thành viên của WHO.

Tính đến 6h ngày 21/10/2021, 421.491 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TPHCM được Bộ Y tế công bố, trong đó 420.992 trường hợp nhiễm trong nước.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) tiếp tục chiến lược phân loại chăm sóc, điều trị hợp lý bệnh nhân tại nhà, quản lý bệnh nhân ngay từ cấp cơ sở để góp phần giảm nguy cơ bệnh chuyển nặng, giảm nhập viện và tử vong.

Hệ thống y tế cơ sở thành phố hiện đang chăm sóc 12.499 F0 đang cách ly điều trị tại nhà. Số ca đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung là 5.464 người. Số trẻ em dưới 16 tuổi nhiễm đang điều trị là 830 người. Số phụ nữ mang thai đang điều trị là 120 người.

hinh-anh-ben-trong-tt-hoi-suc-tich-bv-viet-duc.jpg
Một trong những quyết định lịch sử là điều động lực lượng gần 300.000 lượt người gồm: lực lượng y tế, quân đội, công an… hỗ trợ các tỉnh chống dịch. Ảnh tư liệu 

Để hệ thống y tế có khả năng phục hồi sau đại dịch và luôn sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa mới trong tương lai đòi hỏi phải cải cách đáng kể hệ thống y tế ở mỗi quốc gia, định hướng lại các khoản đầu tư và chăm lo nguồn lực cho hệ thống y tế.

loc-mau-1.jpg
Ngành y tế phải điều một lực lượng rất lớn và nhiều kỹ thuật cao tham gia hồi sức tích cực đối với người bệnh Covid-19.

Điều đó đã được ngành y tế thực hiện triệt để trong trận dịch bùng phát Covid-19 thứ 4 vừa qua. Theo GS.TS.BS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, một trong những quyết định lịch sử là điều động lực lượng gần 300.000 lượt người gồm: lực lượng y tế, quân đội, công an… hỗ trợ các tỉnh chống dịch.

Riêng TPHCM có 6 trung tâm chuyên về hồi sức tích cực, có trung tâm lên tới 1.000 giường và ngành y tế phải điều một lực lượng rất lớn tham gia hồi sức tích cực đối với người bệnh Covid-19.

 TPHCM cũng đã thiết lập 536 trạm y tế lưu động tại xã phường do lực lượng quân y và dân y phối hợp với nhau để cung cấp đủ dịch vụ y tế cho người dân.

tui-thuoc-cho-f0-tai-nha.jpg
Hệ thống y tế cơ sở hiện đang chăm sóc 12.499 F0 đang cách ly điều trị tại nhà trên địa bàn TPHCM. 

Việc phát triển một hệ thống y tế công cộng thiết yếu để nâng cao năng lực y tế cộng đồng toàn diện và bền vững ở tất cả các cấp của hệ thống y tế, đặc biệt chú ý đến những người yếu thế trong xã hội bị ảnh hưởng bởi các tình huống y tế khẩn cấp.

Điều đó thể hiện rất rõ trong từng tiêu chí đánh giá dịch của Bộ Y tế, khi chú trọng tiêm văcxin ngừa Covid-19 cho nhóm người cao tuổi, người có bệnh nền, thai phụ.

Bộ Y tế đang đôn đốc các địa phương để quyết tâm phủ văcxin ngừa Covid-19 mũi 1 cho khoảng 80% người dân từ 18 tuổi trở lên và triển khai kế hoạch tiêm văcxin cho trẻ em.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top