Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối

(khoahocdoisong.vn) - Để phục hồi chức năng khớp gối sau thay khớp nhân tạo đạt kết quả sớm và tốt thì trước phẫu thuật bệnh nhân cần được tập phục hồi chức năng như tập làm mạnh cơ và tăng sức dẻo dai của các cơ đùi, cơ cẳng chân bằng các bài tập co cơ tĩnh, co cơ có trở kháng. Có thể tập chủ động hoặc tập với dụng cụ. Tập vận động các khớp lân cận như khớp háng, khớp cổ chân.

Mục tiêu phục hồi chức năng sau thay khớp

- Kiểm soát phù nề, giảm đau, bằng áp dụng sớm vật lý trị liệu sau phẫu thuật.

- Phục hồi tầm vận động khớp.

- Phục hồi sức mạnh cơ, sức dẻo dai của cơ.

- Tập di chuyển với dụng cụ trợ giúp.

- Giúp bệnh nhân trở lại sinh hoạt và lao động bình thường.

Phục hồi chức năng sớm ngay trong ngày đầu phẫu thuật. Bệnh nhân có thể ra viện về nhà để tiếp tục tập được nếu vết mổ ổn định, lên xuống giường dễ dàng, đi bộ được với nạng hay khung tập đi, đi được vào nhà tắm.

Các giai đoạn phục hồi chức năng

Một đến hai tuần sau mổ: Mục tiêu kiểm soát phù nề, giảm đau, duy trì duỗi gối, duy trì sức mạnh của cơ. Di chuyển được với dụng cụ trợ giúp như nạng, gậy, khung tập đi; Duy trì bài tập tại nhà.

Một ngày sau phẫu thuật bệnh nhân cần chườm lạnh khớp gối 15 phút/lần, ít nhất 3 lần một ngày. Nếu thấy cần thiết có thể chườm nhiều hơn. Các bài tập trên giường như tập co cơ tĩnh, bệnh nhân nằm với chân duỗi thẳng, co cơ tĩnh chân phẫu thuật, co 5 giây nghỉ 5 giây, tập 10 lần/ngày. Các bài tập khác như tập vận động khớp cổ chân, tập trượt gót chân trên mặt giường; Tập ngồi dậy, tập thay đổi vị trí trên giường; Vận động chủ động khớp gối từ 0o đến 70º, có thể sử dụng máy tập CPM vận động khớp gối từ 0º đến 100º, ít nhất 4 giờ/ngày.

Ngày thứ hai sau phẫu thuật tiếp tục các bài tập ở trên. Tập thêm các bài tập trở mình, ngồi dậy độc lập trên giường 5 lần/ngày, tập vận động khớp cổ chân, tập gập, duỗi, dạng, khép khớp háng chủ động hoặc chủ động có trợ giúp. Tập ngồi trên ghế 30 phút, 2 lần/ngày, di chuyển vào buồng tắm, nhà vệ sinh với nạng và người trợ giúp, vận động chủ động khớp gối từ 10º đến 80º.

Ngày thứ ba tới hai tuần sau phẫu thuật vẫn tiếp tục các bài tập trên. Tập mạnh sức cơ đùi, sức cơ cẳng chân bằng các bài tập có sức cản. Tập các bài tập khớp gối như tập duỗi khớp gối hoàn toàn, mỗi ngày tập gấp chủ động khớp gối thêm 10º đến ngày thứ 5 tầm vận động khớp gối đạt 100º. Tập đứng chịu lực lên 2 chân, đứng chịu lực lên từng chân, khi bệnh nhân chịu được trọng lực thì tập thăng bằng khi đứng. Tập dồn trọng lượng lên chân phẫu thuật. Ở tư thế đứng, tập các bài tập gấp, duỗi, dạng, khép khớp háng chân phẫu thuật. Tập di chuyển với nạng, khung tập đi.

Từ 2 đến 5 tuần sau phẫu thuật bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân giảm đau, giảm phù nề, gia tăng tầm vận động của khớp từ 0o đến 115º, tăng cường sức mạnh của cơ, giúp bệnh nhân trở lại hoạt động chức năng hàng ngày và tham gia chương trình tập tại nhà. Bệnh nhân duy trì các bài tập ở giai đoạn trước, tập gấp duỗi khớp gối bằng các bài tập thụ động, chủ động có trợ giúp. Bệnh nhân nên tập các bài tập kéo giãn thụ động khớp gối do kỹ thuật viên thực hiện. Tập vận động khớp gối chủ động có sức cản tăng dần. Đến tuần thứ 3 bắt đầu các bài tập xuống tấn, tập di chuyển trên đệm, bước qua chướng ngại vật ít nguy hiểm có sử dụng nạng trợ giúp, tập luyện cách di chuyển tại giường, sử dụng hố xí bệt, nhà tắm, đi giày dép, tập đạp xe đạp 15 phút/lần, 2 lần/ngày.

Sau phẫu thuật từ 6 đến 8 tuần cần tiếp tục cải thiện tầm vận động khớp từ 0 đến 115º – 120º, gia tăng sức mạnh cơ, tập thăng bằng không cần trợ giúp và trở lại các hoạt động hàng ngày.

Những điểm cần chú ý sau phẫu thuật thay khớp gối

- Không đứng quá lâu, không gập gối quá mức.
- Không lấy chân phẫu thuật làm chân trụ.
- Ghế ngồi đủ cao đàm bảo gối gấp 90º, có tay vịn.
- Nền nhà tắm tránh ẩm ướt, sử dụng thảm chống trượt.
- Quan hệ tình dục có thể bắt đầu sau 03 tuần.
- Các môn thể thao cho phép: Đi bộ, đạp xe, bơi, khiêu vũ, chơi golf.

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm, BV Quân y 103

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top