Phù chân cẩn thận các bệnh lý nguy hiểm

Phù chân có thể chỉ do chấn thương, đứng hoặc ngồi lâu, thừa cân… nhưng đôi khi lại là bệnh nghiêm trọng như suy tim, tắc mạch, thận…
phù chân

Ảnh minh họa.

PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, phù chân có thể xảy ra ở bất cứ phần nào của chân, bao gồm bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân hoặc đùi. Phù chân có thể do quá nhiều dịch trong cơ thể hoặc do các mô và khớp bị viêm hoặc tổn thương.

Có rất nhiều nguyên nhân gây phù chân như chấn thương hoặc đứng hoặc ngồi lâu. Ngoài ra, phù chân cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn bạn tưởng. Ví dụ như bệnh tim hoặc do tắc mạch

Nguyên nhân phù chân liên quan đến thừa dịch trong cơ thể. Thừa dịch trong cơ thể có thể tập trung nhiều ở các mô dưới chân, mà từ chuyên môn gọi là phù ngoại biên. Đây có thể là bệnh của hệ thống mạch máu, hệ thống mạch bạch huyết hoặc bệnh lý của thận.

PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn phân tích, phù chân không phải lúc nào cũng là triệu chứng của bệnh tim hoặc hệ tuần hoàn. Một người bình thường cũng có thể bị sưng chân do dồn ứ dịch ở dưới chân nếu như đứng hoặc ngồi quá lâu, hoặc ở những người thừa cân, béo phì hoặc đi giày hoặc mặc quần, tất quá chật.

Các bệnh lý khác có thể dẫn đến tình trạng thừa dịch bao gồm: Suy thận cấp; Bệnh cơ tim; Xơ gan; Huyết khối tĩnh mạch chi dưới; Suy tim; Phù mạch bạch huyết; Hội chứng thận hư; Một số thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc naproxen; Viêm màng ngoài tim; Có thai; Một số thuốc điều trị tiểu đường hoặc tăng huyết áp; Huyết khối động mạch chi dưới; Suy tĩnh mạch chi dưới.

Ngoài ra, phù chân liên quan đến tình trạng viêm; Phù chân cũng có thể gây ra bởi viêm mô ở chân. Đó có thể là một phản ứng bình thường với các tổn thương mô hoặc gây ra do viêm khớp do thấp hoặc các rối loạn gây viêm khác. Trong các trường hợp này, ngoài phù chân, bạn thường có cảm giác đau ở các mô bị viêm nữa.

Các yếu tố có thể gây ra tình trạng viêm ở chân bao gồm:

Rách gân Achilles; Rách hoặc đứt dây chằng chéo trước ở đầu gối; Kén Baker; Gãy xương mắt cá hoặc xương bàn chân; Gãy chân; Viêm mô tế bào; Bệnh gút; Viêm hoặc vết thương ở chân; Viêm bao hoạt dịch ở đầu gối; Viêm khớp; Viêm khớp do thấp; Bong gân cổ chân…

Như vậy, phù là biểu hiện không bình thường và là dấu hiệu tiềm tàng của bệnh cần phải đến khám bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân của phù, giúp điều trị sớm và đạt hiệu quả nhất.

Nhật Hà

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top