Phòng và điều trị viêm mũi khi giao mùa

(khoahocdoisong.vn) - Viêm mũi là loại bệnh về đường hô hấp rất dễ gặp. Viêm mũi nếu không chữa dứt có thể để lại nhiều biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn tính, xoang…

Viêm mũi và viêm mũi dị ứng

PGS.TS Nguyễn Ngọc Dinh, nguyên Viện trưởng Viện Tai mũi họng T.Ư cho biết, có hai loại viêm mũi là viêm mũi dị ứng và viêm mũi không dị ứng, cả hai loại viêm mũi này có triệu chứng giống hệt nhau như hắt hơi, tắc mũi, chảy mũi, ngứa mũi, họng, mắt, tai… Viêm mũi dị ứng thường xảy ra vào mùa hanh khô còn viêm mũi xảy ra quanh năm. Nếu mắc viêm mũi dị ứng thì thường người bệnh được khuyên tránh xa máy điều hòa không khí, phấn hoa, tránh nơi có nhiều bụi, ô nhiễm, tránh vật nuôi. Viêm mũi không dị ứng thì được khuyên tránh khói  bụi, chất thơm, hóa chất, cảnh giác với thay đổi khí hậu, khói thuốc, các chất kích thích.

 Viêm mũi không dị ứng thường xảy ra ở trẻ em, có thể là viêm mũi cấp hoặc mãn tính. Trẻ thường ngạt, tắc mũi, đôi khi xuất tiết. Viêm mũi dạng này cũng hay gặp ở người lớn nhưng nguyên nhân chủ yếu do dị tật vách ngăn mũi, bị vẹo vách ngăn, polyp mũi, do tiếp xúc với hóa chất, bụi, đặc biệt ở người có cơ địa dị ứng hoặc giảm sức đề kháng…Viêm mũi thường biến chứng xuống thành viêm họng, amidan, viêm xoang, viêm tai.

Viêm mũi dị ứng là bệnh gặp nhiều hơn ở tuổi thanh niên và trung niên. Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng thường kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh.

Phòng tránh viêm mũi tái phát

Khi mắc viêm mũi hay viêm mũi dị ứng cấp thường phải điều trị Tây y, tuy nhiên, mũi là cơ quan hô hấp thường xuyên phải tiếp xúc với không khí lạnh nên rất dễ viêm trở lại. Bởi vậy, những người mắc viêm mũi nói chung, khi thời tiết giao mùa thường được bác sĩ khuyên giữ ấm vùng cổ, ngực và mũi. Nên dùng khẩu trang khi đi ra ngoài đường không những giữ ấm được mũi mà còn hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn. Làm ấm vùng mũi mỗi khi tỉnh dậy vào buổi sáng bằng cách dùng hai bàn tay chụp hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa tập thở ra hít vào vài phút. Nên vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Giữ họng và miệng không bị viêm sẽ hạn chế việc bị viêm mũi, viêm xoang bởi hệ thống xoang và các bộ phận đường hô hấp trên liên thông với nhau. Khi giao mùa, những người hay bị viêm đường hô hấp nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý và nên đi khám khi có những nghi ngờ bị, biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp.

Khi mới bị viêm mũi với triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi vàng nhẹ, nghẹt mũi, khứu giác bị giảm, gặp trời nóng thì chảy mũi liên tục kèm sốt, nhức đầu, ra mồ hôi, theo lương y Thu Hằng, TT Ứng dụng các bài thuốc gia truyền, có thể sử dụng kim ngân hoa 12g, ké đầu ngựa 12g, bồ công anh (hoặc sài đất) 12g, lá dâu tằm 8g, rau diếp cá 10g, cúc tần 8g, mã đề 8g, cam thảo Nam 8g, bạc hà 6-8g, kinh giới 8-10g nấu với nửa lít nước sắc còn 200ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn, uống thuốc nguội để trị bệnh. Trường hợp bệnh nặng, trị lâu không khỏi cần đến bệnh viện khám và điều trị.

Thanh Loan

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top