Phòng ngừa bệnh đái tháo đường

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh đái tháo đường thường diễn biến rất thầm lặng, nếu không được kiểm soát tốt bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn điện giải, nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu và hạ đường huyết, nhồi máu cơ tim, suy thận, mù lòa...

Hỏi: Mẹ tôi từ lúc nghỉ hưu thường mệt mỏi, khát nước, sụt cân, đi tiểu nhiều. Mẹ tôi đi khám, làm xét nghiệm, bác sĩ cho biết mẹ tôi bị tiểu đường một thời gian rồi. Bác sĩ nói bệnh này một phần do thói quen ăn uống, do di truyền nên tôi rất lo. Bệnh này có thể phòng ngừa được không?

Thái Hòa (Đồng Nai)

ThS.BS Nguyễn Quỳnh Xuân.

ThS.BS Nguyễn Quỳnh Xuân.

ThS.BS Nguyễn Quỳnh Xuân, Phó khoa Nội, Chuyên khoa Nội Tiết, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: Bệnh đái tháo đường thường diễn biến rất thầm lặng, nếu không được kiểm soát tốt bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn điện giải, nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu và hạ đường huyết, nhồi máu cơ tim, suy thận, mù lòa... Người bệnh khi xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, khát nước, sụt cân, đi tiểu nhiều tức là đã ủ bệnh, cần chủ động đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay. Việc phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống và tập luyện. Vì vậy, để làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường, mọi người cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt như ăn nhiều rau củ, quả; Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều tinh bột; Tránh ăn nhiều nội tạng động vật; Duy trì luyện tập thể dục hằng ngày; Kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm/lần đối với người chưa mắc bệnh, 6 tháng/lần đối với người có yếu tố nguy cơ và điều trị thường xuyên đối với người đã mắc bệnh.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top