Phòng chống Covid-19 đặt trong tình trạng nghiêm ngặt

(khoahocdoisong.vn) - Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ các nước vào Việt Nam đang rất lớn. Vì vậy, phải tăng cường phòng chống dịch và cần chuẩn bị xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng khi có yêu cầu.

Nguy cơ vào Việt Nam hiện hữu rất cao, cần giám sát cả thực phẩm đông lạnh

Phát biểu tại “Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới”, sáng ngày 24/11, Bộ trưởng Bộ Y tế GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, chúng ta vui mừng vì Việt Nam đã qua hơn 80 ngày không phát hiện ca mắc Covid-19 ngoài cộng đồng. Tuy nhiên, vì thời điểm hiện nay trên thế giới đã ghi nhận hơn 59 triệu ca mắc, tốc độ gia tăng nhanh ở tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ đặc biệt ở Mỹ, châu Âu, châu Á. Nhiều nước châu Âu đã tái phong tỏa. Trong khi sự đánh giá về đột biết của virus chưa có gì thay đổi nhưng tốc độ lây nhiễm lại rất cao, hệ số lây nhiễm trong quần thể rất lớn... Vì vậy, công tác phòng chống dịch sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Nguy cơ lây nhiễm vào Việt Nam rất lớn.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị.

“Chúng tôi rất quan ngại. Chuyến bay về nước nào cũng đều có ca bệnh, chúng ta không thể đảm bảo chắc chắn 100% kiểm soát tốt không để lây nhiễm bệnh từ nhóm này. Đó là chưa kể ngày hôm qua có 5.000 trường hợp nhập cảnh qua đường biên, trong đó có rất nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép... trong khi đó thực tế có một số địa phương có tình trạng lơ là, chủ quan trong giám sát, đặc biệt là cách ly tại khách sạn, cơ sở lưu trú dân sự... Vì vậy, không thể đảm bảo cách ly không lây nhiễm trong cộng đồng", GS.TS Nguyễn Thanh Long nói

Về vấn đề xét nghiệm, Bộ trưởng cho rằng, con số 4.000 mẫu/ngày vẫn còn rất thấp nếu so với những trường hợp có triệu chứng cúm, viêm phổi nặng, có dấu hiệu lâm sàng… cần phải xét nghiệm. Chỉ bằng xét nghiệm mới phát hiện ra được ca bệnh, rất nhiều trường hợp xét nghiệm dương tính nhưng không hề có biểu hiện bệnh. Xét nghiệm càng nhanh thì càng sớm khoanh vùng lại được ổ dịch. Trong khi đó, tốc độ xét nghiệm của ta còn chậm, việc triển khai lấy mẫu nhiều khi còn không kịp cho xét nghiệm. Ngoài ra, nhiều địa phương chưa thực sự chú ý chuẩn bị cho tình huống dịch xuất hiện tại cộng đồng. 

Theo Bộ trưởng, hiện nay, các cơ sở y tế gần như quay trở lại hoạt động như bình thường, đạt công suất 80 - 90% so với trước đây. Vì thế, nguy cơ lây nhiễm trong cơ sở y tế rất cao. Ngoài ra, xuất hiện yếu tố mới là mầm bệnh tồn tại lâu trên các thực phẩm đông lạnh, Bộ Y tế chính thức yêu cầu giám sát Covid-19 với nhóm thực phẩm đông lạnh, nhất là nhập khẩu từ các nước đang có dịch. 

Báo cáo của Bộ đội Biên phòng cũng cảnh báo về tình trạng việc về thăm thân nhân chuẩn bị Tết Nguyên đán và tình trạng nhu cầu xuất nhập cảnh trái phép tìm kiếm việc làm theo con đường không chính thức đang phát triển mạnh, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa. 

ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục kKhám chữa bệnh lo ngại, nếu tình hình dịch bùng phát lan rộng với tỷ lệ mắc cao như ở Nga, phải dành 3.000 giường bệnh trên 1 triệu dân để điều trị Covid-19 thì Việt Nam tất các bệnh viện chỉ để điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

Hơn nữa, trong tình hình dịch bùng phát lan rộng, trung ương không thể đi hỗ trợ các địa phương như đợt xảy ra ở Đà Nẵng. Vì vậy, cần phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, mỗi địa phương cần có phương án chuyển đổi 1-  2 bệnh viện đa khoa sang điều trị Covid-19 và phải có kế hoạch xây dựng 1 - 2 bệnh viện dã chiến...

Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Chuẩn bị kế hoạch xét nghiệm Covid-19 diện rộng khi có yêu cầu

Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, trong thời gian tới, trong nước sẽ diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện chính trị quan trọng, công tác phòng chống dịch được yêu cầu đặt trong tình trạng nghiêm ngặt với mức độ an toàn cao nhất. Để tăng cường việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch không để ảnh hưởng sức khỏe của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị: Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế ngành, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 24/9/2020 về việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19; tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống dịch và trực tiếp chỉ đạo thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan.

Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục thực hiện đánh giá theo Bộ tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp theo Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 của Bộ Y tế.

Duy trì tổ chức thực hiện nghiêm các quy trình về sàng lọc, phân loại, phân luồng; đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện, đặc biệt tại các khoa điều trị bệnh nhân nặng; tiếp tục đảm bảo công tác quản lý chất thải, vệ sinh môi trường…

Tiếp tục mở rộng xét nghiệm cho các trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân nằm điều trị tại các khoa điều trị bệnh nhân nặng và nhân viên y tế; tăng cường tập huấn về công tác xét nghiệm, điều trị, sử dụng trang thiết bị máy thở, máy lọc máu và các thiết bị khác phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19.

Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh; có hình thức phân luồng ưu tiên đối người đến khám, điều trị thực hiện việc cài đặt và bật ứng dụng truy vết. Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký lịch khám, chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, khám bệnh từ xa.

Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng; Chuẩn bị kế hoạch xét nghiệm trên diện rộng khi có yêu cầu về phòng chống dịch...

Theo Đời sống
Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, có nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim mạch, dạ dày... Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị sảng run với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc,…
back to top