Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến về Quy chế đào tạo tiến sĩ

(khoahocdoisong.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xung quanh Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới được Bộ GD&ĐT ban hành.

Văn bản của Văn phòng Chính phủ được ký ngày 15/7 cho biết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận được ý kiến của một số nhà khoa học, nhà giáo về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới được Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021.

Văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD&ĐT tiếp thu các ý kiến xác đáng về Quy chế đào tạo tiến sĩ Bộ vừa mới ban hành.

Văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD&ĐT tiếp thu các ý kiến xác đáng về Quy chế đào tạo tiến sĩ Bộ vừa mới ban hành.

Về việc này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có ý kiến chỉ đạo như sau: Bộ GD&ĐT nghiên cứu các ý kiến góp ý trên tinh thần cầu thị, nghiêm túc, có hình thức phù hợp để trao đổi ý kiến thật sự khoa học và tiếp thu các ý kiến xác đáng nhằm nâng cao chất lượng và tiếp cận với chuẩn mực quốc tế trong đào tạo tiến sĩ. Đối với những ngành đặc thù thì có quy định cho phù hợp, đảm bảo chất lượng.

Thông tư số 18 ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ (gọi tắt Quy chế 2021) do Bộ GD&ĐT ban hành ngày 28/6 đã nhận được sự quan tâm đông đảo của cộng đồng khoa học, đặc biệt là với một số điểm mới trong quy chế đã "hạ chuẩn" trong đào tạo tiến sĩ so với quy chế năm 2017.

Trong đó, một trong những nội dung gây tranh cãi là bổ sung việc chấp nhận các sách chuyên khảo, các công bố tại các tạp chí trong nước có chất lượng tốt theo tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng Giáo sư nhà nước.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy, Bộ GD&ĐT, Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ mới được ban hành có nhiều điều chỉnh khoa học, khách quan và công bằng; đảm bảo phù hợp với thực tế; tăng cường liêm chính học thuật, học thật, nghiên cứu thật; và nâng cao tự chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến các nhà khoa học cho biết, Quy chế mới là một bước thụt lùi, và làm tăng các lò "ấp" "tiến sĩ rởm".

Theo đó, trước 2017, chúng ta đã từng xôn xao về các lò tiến sĩ rởm, những nơi có thể đào tạo hàng trăm tiến sĩ mà hầu như không có công bố quốc tế nào. Chúng ta cũng bức bối vì có quá nhiều tiến sĩ ở các cơ quan công quyền mà không biết họ có thật sự nghiên cứu để có bằng hay không. Quy chế cũ đã giúp dẹp bỏ những vấn nạn này chính bởi vì tiêu chuẩn công bố quốc tế mà nghiên cứu sinh khó lòng “chạy” được. Vậy mà giờ Bộ GD&ĐT lại ban hành một quy chế như thế này thì không khác gì lại quay về thời trước năm 2017.

Quy chế mới được cho là "nới lỏng" cho các khối ngành khoa học xã hội (KHXH). Tuy nhiên, một số nhà KHXH cũng lên tiếng cho rằng, các ngành KHXH của Việt Nam chưa kém đến mức phải "hạ chuẩn" xuống như vậy.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top