Philippines tăng ngân sách, chuẩn bị mua sắm BrahMos

Tháng 10/2019, Philippines đã thảo luận với Ấn Độ về dự án mua sắm tên lửa BrahMos. Theo truyền thông Philippines chương trình mua sắm tên lửa hành trình siêu thanh ramjet tầm trung BrahMos đang được tiến hành.

Hãng thông tấn Philippines đưa tin, Bộ Ngân sách và Quản lý (DBM) ngày 27/12 ban hành hai Lệnh Phát hành Phân bổ Đặc biệt (SARO) , áp ứng các yêu cầu tài trợ ban đầu của “Dự án Mua sắm Hệ thống Tên lửa Bờ biển Chống hạm của Hải quân Philippines trong Chương trình Hiện đại hóa Các Lực lượng Vũ trang Philippines sửa đổi.

SARO đầu tiên có trị giá 1,3 tỷ PHP, SARO thứ hai trị giá 1,535 tỷ PHP. Các báo cáo trước đó cho biết, dự án này đang hướng tới việc mua sắm hệ thống tên lửa hành trình chống tàu siêu âm tầm trung BrahMos.

Kế hoạch mua sẵm hệ thống tên lửa chống hạm bờ biển trong Chương trình Hiện đại hóa các Lực lượng vũ trang Philippines sửa đổi, dự kiến ​​từ năm 2018 đến năm 2022 và định hướng mua sắm vũ khí, trang thiết bị phòng thủ nước ngoài. Nguồn ngân sách dự chi là 300 tỷ PHP.

Tháng 10/2019, Philippines đã thảo luận với Ấn Độ về dự án mua sắm tên lửa BrahMos. Tháng 11/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana cho biết, chương trình mua sắm tên lửa hành trình siêu thanh ramjet tầm trung BrahMos đang được tiến hành, nhưng vấn đề kinh phí vẫn là một thách thức.

Philippines có kế hoạch mua hai khẩu đội tên lửa hành trình BrahMos, mỗi khẩu đội có ba bệ phóng tự hành. Mỗi bệ phóng tự hành được trang bị hai đến ba ống phóng container tên lửa. Hợp đồng được thực hiện thông qua cơ chế “thỏa thuận giữa chính phủ với chính phủ”.

Quá trình đàm phán mua sắm BrahMos đã ở giai đoạn hoàn thiện tháng 3/2020 nhưng ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến kế hoạch này tạm dừng và Philippines phải phân bổ lại ngân sách của mình.

BrahMos (PJ-10) là một tên lửa hành trình siêu thanh ramjet tầm trung có thể được phóng từ tàu ngầm, tàu thủy, máy bay hoặc từ đất liền.

Đây là một trong những tên lửa hành trình siêu thanh nhanh nhất trên thế giới, do liên doanh giữa NPO Mashinostroyeniya của Liên bang Nga và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ, thành lập liên doanh BrahMos Aerospace phát triển và sản xuất.

BrahMos được thiết kế trên cơ sở cấu trúc tên lửa hành trình P-800 Oniks và công nghệ tên lửa hành trình lướt trên sóng biển khác của Nga. BrahMos là sự kết hợp từ tên của hai con sông, Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga. Các phiên bản phóng từ đất liền và phóng từ chiến hạm đã được đưa vào biên chế.

Ấn Độ cho biết, BrahMos có khả năng tấn công các mục tiêu bề mặt, bay ở độ cao 5 mét, trần bay tối đa đạt được đến 15,000 mét. Đường kính 70 cm và sải cánh dài 1,7 m.

Tên lửa có tốc độ hành trình Mach 3,5, tầm bay tối đa 650 km. Tên lửa phóng từ chiến hạm và từ đất liền mang đầu đạn 200 kg, phiên bản phóng từ máy bay (BrahMos A) có thể mang đầu đạn 300 kg. Tên lửa có hệ thống động cơ đẩy hai giai đoạn, một tên lửa đẩy nhiên liệu rắn tăng tốc ban đầu khi phóng và động cơ tuabin phản lực nhiên liệu lỏng duy trì lực đẩy hành trình siêu thanh.

Động cơ tuabin phản lực dòng khí thẳng tiết kiệm nhiên liệu, cho phép BrahMos có tầm bắn xa. Đến thời điểm này, Ấn Độ chỉ phát triển BrahMos là tên lửa chống hạm, nhưng kinh nghiệm chiến trường Syria cho thấy, BrahMos cũng có thể được sử dụng như tên lửa mặt đất với độ chính xác cao.

Theo Đời sống - Tri thức cuộc sống
Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) tiến hành cuộc diễn tập chung cơ động đường thủy trên các xe chiến đấu đổ bộ của Mỹ (ACV) và xe đổ bộ tấn công Nhật Bản (AAV) Iron Fist 2022 tại White Beach, Căn cứ Lính thủy đánh bộ (MCB) Trại Pendleton, California, ngày 1-2/2.
back to top