Phiên bản 'tàng hình' của biến thể Omicron

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã công bố thông tin chi tiết về dòng BA.2 của biến thể “siêu đột biến” Omicron. Đây được gọi là dòng virus “tàng hình” vì khó phát hiện hơn so với dòng nguyên bản của biến thể Omicron.

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, biến thể Omicron được chia thành 3 dòng là BA.1, BA.2 và BA.3. Trong đó, BA.1 là dòng phổ biến nhất. Còn BA.2 được gọi là dòng tàng hình, khó phát hiện hơn vì dòng này không có đột biến mất đoạn trong gene S, vốn là đặc điểm của virus Omicron nguyên bản.

Tại Trung Quốc, một ca bệnh nhập cảnh nhiễm dòng BA.2 đã được phát hiện ở tỉnh Quảng Đông. Bệnh nhân là một người đàn ông 31 tuổi, đi máy bay từ Muscat (Oman) đến Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) ngày 24/12, và được chuyển đến một khách sạn cách ly tập trung.

Ngày 27/12, người này nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2 và được đưa đến bệnh viện Nhân dân số 8 Quảng Châu để điều trị. Theo hình ảnh chụp CT ngực, bệnh nhân có vùng viêm ở cả 2 lá phổi. Ngày 28/12, kết quả giải trình tự gene cho thấy bệnh nhân nhiễm dòng BA.2 của biến thể Omicron .

So với SARS-CoV-2 nguyên bản được phát hiện ở Vũ Hán, dòng BA.2 có tới 67 thay đổi ở nucleotide. Ở cấp độ protein, tổng số 49 đột biến axit amin đã được phát hiện, bao gồm 27 đột biến ở protein gai.

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, đặc điểm sinh học và khả năng lây truyền của BA.2 có thể khác với Omicron phiên bản gốc, vì dòng này có nhiều khác biệt về bộ gene. Tuy nhiên, để đưa ra kết luận cuối cùng về tác động của BA.2, giới chuyên gia cần nghiên cứu sâu hơn và tiếp tục theo dõi trong thời gian dài.

Ngày 26/11, biến thể Omicron được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm Biến thể Đáng quan ngại (VOC). Ngày 27/11, mẫu trình tự gene đầu tiên của dòng BA.2 được cơ quan y tế Nam Phi cập nhật lên Sáng kiến Toàn cầu về Chia sẻ dữ liệu bệnh cúm (GISAID). Đến thời điểm hiện tại, tổng số mẫu gene dòng BA.2 trên GISAID đã lên tới 89 mẫu, chủ yếu từ Nam Phi, Đan Mạch, Canada, Anh, Mỹ, Ấn Độ…

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top