Phẫu thuật cấy ốc tai mang âm thanh cho người khiếm thính

(khoahocdoisong.vn) - Phẫu thuật cấy ốc tai giúp hàng trăm trường hợp trẻ em điếc bẩm sinh cũng như những trường hợp mất thính giác nặng do bệnh lý không hồi phục khác có cơ hội hòa nhập với cuộc sống.
TTƯT.TS.BS Lê Trần Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM là một trong những người đầu tiên đưa cấy điện ốc tai về Việt Nam.

TTƯT.TS.BS Lê Trần Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM là một trong những người đầu tiên đưa cấy điện ốc tai về Việt Nam.

Vì tương lai của bệnh nhân khiếm thính

Tháng 9/1998, lần đầu tiên 3 ca bệnh nhân khiếm thính bẩm sinh được phẫu thuật cấy ốc tai điện tử tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM dưới sự hỗ trợ kỹ thuật từ các bác sĩ Hoa Kỳ. Nhận thấy đây là một cơ hội mới mở ra với những trẻ khiếm thính tại Việt Nam, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM đã nhanh chóng thực hiện chương trình đào tạo một êkip phẫu thuật cấy ốc tai điện tử gồm những bác sĩ trẻ lúc bấy giờ BS Lê Trần Quang Minh, BS Nguyễn Thanh Vinh, chuyên gia thính học và nhóm luyện giọng để tiếp nối những thành quả vừa đạt được.

Chúng tôi được hướng dẫn những kỹ thuật phẫu thuật cấy ốc tai điện tử từ cơ bản đến nâng cao, tiếp cận nhiều thiết bị ốc tai của các hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới. Trong mỗi khóa huấn luyện, việc được phẫu tích xương thái dương, phân tích hình ảnh của xương thái dương, thảo luận các kết quả thính lực cũng như thực hành đặt điện cực trên các mô hình hiện đại đã mang lại rất nhiều kiến thức bổ ích và thiết thực”, TS.BSCKII Nguyễn Thanh Vinh, Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM nhớ lại.

Theo TS.BSCKII Nguyễn Thanh Vinh, Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, nhiều lớp bác sĩ trẻ đang được đào tạo để kế thừa về phẫu thuật cấy ốc tai điện tử.

Theo TS.BSCKII Nguyễn Thanh Vinh, Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, nhiều lớp bác sĩ trẻ đang được đào tạo để kế thừa về phẫu thuật cấy ốc tai điện tử.

Năm 2000, TS.BS Lê Trần Quang Minh, TS.BSCKII Nguyễn Thanh Vinh và êkip của Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM chính thức bắt tay tự thực hiện ca phẫu thuật cấy ốc tai điện tử đầu tiên tại bệnh viện - ca phẫu thuật đầu tiên kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ căng thẳng.

Cũng từ đó, sự ăn ý của 2 phẫu thuật viên trẻ lúc bấy giờ là TS.BS Lê Trần Quang Minh (hiện là Giám đốc) và TS.BSCKII Nguyễn Thanh Vinh (hiện là Phó Giám đốc) như một “cặp bài trùng”, phối hợp với nhau trong mọi ca phẫu thuật, bổ sung và hỗ trợ cho nhau để có được kết quả mỹ mãn nhất. Đối với họ, mỗi bệnh nhân chính là một người thầy, một bài học giúp họ vượt qua bản thân và hoàn thiện mình hơn từng ngày.

Cơ hội hòa nhập cho người khiếm thính

Hơn 20 năm trôi qua, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM đã thực hiện cấy ốc tai trên 545 bệnh nhân khiếm thính. Hằng năm, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tiến hành phẫu thuật cấy ốc tai cho khoảng 50 - 70 ca khiếm thính. Nối tiếp thành công, các bác sĩ của bệnh viện tiến tới phẫu thuật những trường hợp dị dạng ốc tai - 50 ca, độ tuổi của đối tượng được thực hiện phẫu thuật ngày càng nhỏ hơn và có thể phẫu thuật đồng thời cả hai bên tai - 67 ca. Thời gian phẫu thuật cũng giảm dần, từ 4 tiếng đồng hồ đến nay chỉ còn khoảng 1,5 - 2 tiếng cho kỹ thuật phức tạp này.

Hằng năm, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tiến hành phẫu thuật cấy ốc tai cho khoảng 50 - 70 ca khiếm thính, đem lại âm thanh trong thế giới người điếc.

Hằng năm, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tiến hành phẫu thuật cấy ốc tai cho khoảng 50 - 70 ca khiếm thính, đem lại âm thanh trong thế giới người điếc.

Đặc biệt, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM đã nghiên cứu, áp dụng những phương pháp kỹ thuật mới như: áp dụng kỹ thuật đường rạch ngắn giảm thời gian phẫu thuật với hiệu suất thành công cao, phẫu thuật cấy ốc tai điện tử cho cả những người bệnh có ốc tai dị dạng mà trước kia rất khó thực hiện.

Theo TS.BS Lê Trần Quang Minh, việc cấy ốc tai sớm, đúng độ tuổi, huấn luyện ngôn ngữ sau mổ tốt, trẻ sẽ càng sớm trở lại bình thường, tham dự vào các lớp đúng độ tuổi như vào lớp 1 khi 6 tuổi như những trẻ bình thường. Sau hơn 20 năm, những bệnh nhân đầu tiên cấy ốc tai hiện giờ đã vào đại học.

Vừa trao đổi với phóng viên, TS.BS Lê Trần Quang Minh vừa vội vã xuống phòng mổ để chuẩn bị cấy ốc tai điện tử cho một bệnh nhi 3 tuổi.

“Đó là một trường hợp điếc trước ngôn ngữ, tức là điếc khi trẻ chưa có học nghe nói hoặc vừa sinh ra đã bị điếc bẩm sinh. Các xét nghiệm, test kiểm tra về thính học, CTscan…, chúng tôi chẩn đoán bé bị điếc câm và có chỉ định ghép ốc tai điện tử. Độ tuổi ghép tốt nhất là 2 - 5 tuổi, và lý tưởng nhất là dưới 2 tuổi. Trẻ từ 11 - 12 tháng nếu có những bất thường đối với âm thanh, như không phản ứng với âm thanh…, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để có những phương pháp điều trị tốt nhất”, TS.BS Lê Trần Quang Minh nói.

Ghép ốc tai điện tử còn được thực hiện cho những trường hợp điếc sau ngôn ngữ là những trẻ sinh ra, lớn lên nghe nói bình thường hay người lớn do một tổn thương nào đó dẫn đến điếc gọi là điếc sau ngôn ngữ.

Hiện nay, thiết bị ốc tai điện tử ngày càng tốt hơn, mỏng hơn nên phẫu thuật sẽ dễ dàng và nhanh hơn. Tuổi thọ của thiết bị khoảng 75 năm, tương ứng với một đời người. Thành tựu y khoa này như mở ra một cuộc sống mới cho những bệnh nhân bị điếc sâu, khiếm thính nặng.

Theo KH&ĐS
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top