Phát triển đô thị và những nguy cơ mới: Góc nhìn đa dạng về phát triển bền vững

Tọa đàm “Phát triển đô thị và những nguy cơ mới” đã được tổ chức tại Viện Toán học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) sáng 10/6.

Sáng 10/6/2022, tại Viện Toán học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã diễn ra buổi tọa đàm “Phát triển đô thị và những nguy cơ mới”.

cacdiengiataihoithao_kcnp.jpg
Các diễn giả tại Hội thảo.

Buổi tọa đàm nằm trong chuỗi Sự kiện "(Những) Thành phố bền vững" được Viện Pháp tại Việt Nam, Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) và Viện Nghiên cứu vì sự phát triển (Pháp) tại châu Á (IRD in Asia) tổ chức.

Tham dự buổi toạ đàm, có bà Frederique Horn, Giám đốc phụ trách Viện Pháp tại Việt Nam; GS. Jean-Marc LAVEST, Hiệu trưởng chính Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), PGS.TS. Phan Tiến Dũng,  Trưởng Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ, PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc tế đào tạo và nghiên cứu Toán học, Giám đốc điều hành Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VINIF) cùng nhiều chuyên gia Pháp, các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

1pgstskhphanthihaduong-phogiamdoctrungtamquoctedaotaovanghiencuutoanhoc_vlis.jpg
PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương.

Phát biểu tại Toạ đàm, PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc tế đào tạo và nghiên cứu Toán học, Giám đốc điều hành Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup, cho biết, chuỗi sự kiện chuyên đề “(Những) Thành phố bền vững” với các tọa đàm về các chủ đề như ô nhiễm môi trường, quản lý nguồn nước, quy hoạch đô thị, giao thông công cộng, v.v. nhằm đem đến những góc nhìn đa dạng về việc phát triển bền vững”.

Chuỗi sự kiện này nhằm hưởng ứng “Năm Quốc tế Khoa học Cơ bản về Phát triển Bền vững” theo Liên hợp quốc

"Hình dung về thành phố của ngày mai và thể hiện trực quan ngay từ hôm nay để giúp tất cả các tác nhân liên quan hiểu được tính phức tạp, cùng đánh giá rủi ro cũng như thảo luận về tiến trình thay đổi và hoạch định của thành phố", PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương cho hay.

5gstskhalexisdrogoul-chuyengianghiencuuvetinhoctaiviennghiencuuvisuphattrienird_grya.jpg
GS.TSKH Alexis Drogoul.

Các diễn giả của buổi toạ đàm gồm: GS.TSKH. Alexis Drogoul, Viện nghiên cứu vì sự Phát triển (IRD); PGS.TS. Nguyễn Ngọc Doanh, Trường Đại học Thủy Lợi; GS.TSKH. Patrick Taillandier, Viện Nghiên cứu Quốc gia về Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường (INRAE).

Tại tọa đàm, ba diễn giả - các nhà nghiên cứu đầu ngành đã giới thiệu 3 dự án cụ thể về mô hình hóa mô phỏng các nguy cơ ở đô thị, bao gồm: Thiết kế các chiến lược sơ tán trong trường hợp lũ lụt (dự án ESCAPE), Mối liên hệ giữa phương thức tổ chức của thành phố và ô nhiễm không khí (dự án Hoan Kiem Air) và Chính sách y tế trước tình hình dịch bệnh ở các đô thị (dự án COMOKIT).

pgstsnguyenngocdoanh-giangviendaihocthuyloi_mibo.jpg
PGS.TS Nguyễn Ngọc Doanh.

Theo các diễn giả, những phương pháp mô hình hóa này dựa vào việc xây dựng và mô phỏng thế giới nhân tạo, nơi hành vi của các tác nhân và môi trường xung quanh được thể hiện một cách chi tiết.

Những phương pháp này đang dần trở thành một công cụ thiết yếu để bàn về các vấn đề xã hội - môi trường cũng như để nghiên cứu, thậm chí để xây dựng các kịch bản ứng phó với những hạn chế, đôi khi là mâu thuẫn nhau, của các bên liên quan.

gstskhpatricktaillandierlanhanghiencuukhoahocmaytinhtaiviennghiencuuquocgiavenongnghiep2cthucphamvamoitruong_bxmp.jpg
GS.TSKH Patrick Taillandier.

Mô hình hóa cho phép chúng ta thỏa sức tưởng tượng trong khi trong thực tế thì không thể. Mô hình hóa cũng giúp tạo ra những mô phỏng mới về thành phố kèm theo những bất cập có khả năng xảy ra. Nhờ vậy, chúng ta có thể xem xét lại các hoạt động của mình, hình dung thành phố theo một cách khác và được hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi sang lối sống đô thị bền vững.

Với việc biểu diễn và tái lập những tiểu thế giới ảo, bắt chước hoàn toàn những hành vi có thể có trong thế giới thực ở ngoài đời, những mô hình có thể hỗ trợ chính quyền đưa ra những quyết định, chính sách.

Chẳng hạn, với dự án Hoàn Kiếm Air (đơn đặt hàng của UBND TP Hà Nội) từ việc hiển thị hóa, biểu diễn nguy cơ ô nhiễm môi trường, giao thông đô thị ở khu vực Hoàn Kiếm... đã giúp thành phố đi đến việc thử nghiệm mô hình phố đi bộ rất thành công. Hoặc đóng đường, cấm phương tiện đi lại trong trường hợp gây ô nhiễm quá lớn, phát thải quá nhiều...

     Từ tháng 11/2021 cho đến nay, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện chuyên đề “(Những) Thành phố bền vững”, Viện Pháp tại Việt Nam đã tổ chức thành công 7 tọa đàm, quy tụ 33 diễn giả là các chuyên gia đầu ngành của Pháp và Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Các Tọa đàm đã được tổ chức bao gồm: Nghĩ và sống thành phố của ngày mai; Tái định nghĩa kiến trúc ở Đông Nam Á;  Ô nhiễm không khí; Quản lý bền vững nguồn nước; Cảnh quan nguồn nước và quy hoạch đô thị; Công trình xanh;  Moto – Metro: Những thách thức của giao thông đô thị.

Theo Đời sống
back to top