Phát sóng bài giảng lớp 1, lớp 2 trên 3 kênh truyền hình

(khoahocdoisong.vn) - Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) phối hợp cùng Bộ GD&ĐT sản xuất bài giảng truyền hình, trong đó ưu tiên cho lớp 1, lớp 2.

Triển khai việc dạy học ứng phó với tình hình dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT đã tổ chức xây dựng, lựa chọn hệ thống bài giảng đảm bảo chất lượng để tổ chức dạy học trực tuyến và phát sóng trên truyền hình theo môn học, cấp học để các cơ sở giáo dục tổ chức cho học sinh học tập phù hợp với kế hoạch dạy học của địa phương.

Riêng về dạy học trên truyền hình, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) sản xuất bài giảng truyền hình, trong đó ưu tiên cho lớp 1, lớp 2, vốn đang gặp nhiều khó khăn trong học tập trực tuyến. Đối với lớp 1, lớp 2, việc dạy học qua truyền hình hiện được thực hiện với 3 môn: Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh.

Khung giờ phát sóng cụ thể bài giảng lớp 1, lớp 2 trên các kênh truyền hình quốc gia như sau:

Kênh VTV1, từ 10h00 - 10h30 thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần, phát sóng bài giảng môn Tiếng Việt lớp 1.

Kênh VTV2, từ 9h15 - 9h45 và từ 14h30 - 15h00 thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần, phát sóng bài giảng môn Tiếng Việt lớp 1.

Kênh VTV7, từ 14h00 - 16h30 thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần, phát sóng bài giảng Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2.

Thời gian qua, việc phát sóng qua truyền hình đã được thực hiện trên 3 kênh truyền hình quốc gia là VTV1, VTV2, VTV7; các kênh truyền hình tỉnh/thành phố thực hiện tiếp sóng hoặc phát lại các chương trình này trong các khung giờ phù hợp trên sóng truyền hình địa phương.

Ngoài lớp 1, lớp 2, kênh VTV7 và một số kênh truyền hình địa phương hiện còn đang phát sóng bài giảng các môn lớp 6, lớp 10, lớp 12.

Theo nhiều chuyên gia, dạy học qua truyền hình sẽ có nhiều ưu điểm hơn dạy trực tuyến trong điều kiện đường truyền mạng chưa ổn định, học sinh còn thiếu máy tính như hiện nay.

Theo TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, so với dạy học truyền thống và dạy học trực tuyến, dạy trên truyền hình bị hạn chế ở khâu tương tác thầy – trò. Tuy nhiên, có thể khắc phục bằng việc huy động đội ngũ giáo viên trực tiếp ở các cơ sở giáo dục tham gia vào quá trình dạy học trên truyền hình thông qua vai trò trợ giảng.

Theo đó, các giáo viên sẽ theo dõi trực tiếp bài giảng trên truyền hình, trực tiếp giải đáp thắc mắc của học sinh, tổ chức cho học sinh học theo nhóm nhỏ ở các khu dân cư, hướng dẫn học sinh tự học và đánh giá kết quả học tập của học sinh...

Để quản lý và giám sát việc học tập của học sinh ở các nhóm nhỏ, nhà trường cần làm việc với hội cha mẹ học sinh, huy động họ tham gia vào hoạt động này.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top