Phát hiện sự cố chất thải cần báo ngay đến đầu số 112

(khoahocdoisong.vn) - Theo Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải, Thủ tướng Chính phủ quy định ứng phó sự cố chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn), bao gồm: Chuẩn bị ứng phó sự cố; tổ chức ứng phó sự cố; cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố; cơ chế tài chính và sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó sự cố và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo quy định, thông tin sự cố chất thải được thông báo kịp thời đến đầu số 112 hoặc đến UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi xảy ra sự cố. Cơ sở để xảy ra sự cố chất thải có trách nhiệm báo cáo ngay đến một trong các cơ quan, gồm: UBND cấp tỉnh, huyện, xã nơi xảy ra sự cố; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện. UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi xảy ra sự cố chất thải có trách nhiệm thông tin kịp thời về cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp để kiểm tra và xử lý. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2020.

Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố chất thải cần báo ngay đến đầu số 112

Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố chất thải cần báo ngay đến đầu số 112

Người đại diện theo pháp luật của cơ sở hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy ứng phó sự cố tại cơ sở. Người chỉ huy ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở phải tổ chức ứng phó sự cố, đánh giá phạm vi ảnh hưởng và khả năng tự ứng phó của cơ sở để thực hiện các hoạt động sau đây: Trường hợp sự cố trong khả năng tự ứng phó của cơ sở, người chỉ huy có trách nhiệm thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố theo kế hoạch, kịch bản đã được phê duyệt; đồng thời có trách nhiệm báo cáo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và UBND cấp xã về việc ứng phó sự cố trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện sự cố;

Trường hợp sự cố vượt ngoài khả năng tự ứng phó của cơ sở, người chỉ huy phải thông báo ngay đến các cơ quan liên quan.

Đối với ứng phó sự cố chất thải ngoài cơ sở, quy định xác định và công bố sự cố chất thải trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được thông báo; Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện tổ chức xác định loại sự cố, quyết định công bố sự cố chất thải và chỉ đạo việc ứng phó sự cố; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo ngay cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh để chỉ đạo ứng phó sự cố.

Thủ tướng Chính phủ quyết định công bố tình trạng khẩn cấp và chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp. Quyết định công bố sự cố chất thải bao gồm các thông tin: Loại và mức độ sự cố, địa điểm, thời gian, phạm vi ảnh hưởng và các khuyến nghị có liên quan; thành lập sở chỉ huy hiện trường để tổ chức ứng phó sự cố; chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố, người phát ngôn ứng phó sự cố (ghi rõ họ tên, chức vụ, thông tin liên hệ) và lực lượng tham gia ứng phó sự cố.

Theo Đời sống
Đắk Lắk xác minh xe có dấu hiệu quá tải

Đắk Lắk xác minh xe có dấu hiệu quá tải

Ngày 21/03, Chỉ huy Đội CSGT Công an TP Buôn Ma Thuột cho biết đang xác minh, xử lý các phương tiện vi phạm sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của báo chí. Đồng thời sẽ tăng cường công tác tuần tra kiểm soát để kiểm tra, xử lý.
"Bát nháo" khai thác cát trên sông Krông Ana

"Bát nháo" khai thác cát trên sông Krông Ana

Sạt lở nghiêm trọng hai bên bờ sông, tàu hết đăng kiểm vẫn hoạt động, xe chở cát có dấu hiệu "né" qua trạm cân,… là những nguyên nhân gây ra tình trạng "bát nháo" trong khai thác khoáng sản trên sông Krông Ana, Đắk Lắk.
back to top