Phát hiện điều bất ngờ từ hai ngôi sau cực nghèo kim loại

Một nhóm các nhà khoa học do Avrajit Bandyopadhyay thuộc Viện Vật lý thiên văn Ấn Độ, Bangalore đã tiến hành phân tích thành phần hóa học của hai ngôi sao sáng, cực kỳ nghèo kim loại.
hai ngôi sao

Nguồn ảnh: Phys.

Các ngôi sao được nghiên cứu chỉ định là SDSS J082625.70 + 612515.10 và SDSS J134144.60 + 474128.90.

Hai ngôi sao đã được xác định bằng khảo sát tiền quang phổ SDSS-MARVELS cho thấy chúng cực kỳ nghèo kim loại với tỷ lệ sắt đạt -3,1 và -3,2 tương ứng.

Nhóm nghiên cứu của Bandyopadhyay đã quan sát cả hai ngôi sao bằng công nghệ thăm dò quang phổ Hanle Echelle (HESP) trên kính viễn vọng Himalaya Chandra 2,3-m (HCT) tại Đài Quan sát thiên văn Ấn Độ (IAO) ở Ấn Độ.

Chiến dịch quan sát được tiến hành từ tháng 11/ 2015 – 11/ 2016, cho phép các nhà thiên văn học có được thông tin cần thiết về thành phần hóa học của hai ngôi sao này.

Theo nghiên cứu, SDSS J082625.70 + 612515.10 (SDSS J0826 + 6125) có nhiệt độ hiệu dụng 4,300 K, có thành phần hóa học thường phù hợp với các sao trong quang phổ của Thiên hà Milky Way. Ngôi sao này là sao có carbon tăng cường nhưng cạn kiệt trong nitơ. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu không tìm thấy lithium trong quang phổ của ngôi sao.

Không những thế, SDSS J0826 + 6125 có hàm lượng natri và nhôm thấp, tuy nhiên, nó chứa nhiều magiê. Không những thế, nó tương đối giàu carbon, nhưng nghèo crom, mangan, và niken.

SDSS J134144.60 + 474128.90 (hoặc SDSS J1341 + 4741) có nhiệt độ hiệu dụng là 5,450 K. Các nhà thiên văn học nhận thấy ngôi sao này được tăng cường carbon và có lượng lithium thấp. Hơn nữa, nó có hàm lượng natri và nhôm thấp cùng với sự phong phú magiê tương đối cao. Các quan sát cũng phát hiện một sự dư thừa của crôm và niken.

Theo các tác giả của bài báo, phân tích các thành phần nguyên tố hóa học của SDSS J1341 + 4741 cho thấy rằng nó được gọi là sao CEMP-no – một ngôi sao kim loại được tăng cường carbon.

Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)

Theo Đời sống
Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Sagittarius A* là lỗ đen quái vật nằm ở trung tâm Milky Way (Ngân Hà), là thiên hà mà Trái Đất trú ngụ. Những hình ảnh mới chụp được bởi Kính thiên văn Event Horizon (EHT) đã hé lộ một bức tranh mới về lỗ đen này.
Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
back to top