Phản ứng với âm thanh của trẻ

(khoahocdoisong.vn) - Thông qua cách trẻ phản ứng với âm thanh, bố mẹ có thể đánh giá phần nào năng lực thính giác của con mình.

Hỏi: Tôi nghe nói trẻ nhỏ có thể mất hoặc giảm thính lực bẩm sinh mà cha mẹ không biết. Xin hỏi, có cách gì để nhận biết trẻ bị bệnh này không?

Nguyễn Thúy An (Hà Nội)

TS.BS Đinh Thúy Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Cứ 1.000 trẻ thì có 1 trẻ bị khiếm thính ở 1 hoặc cả 2 tai. Vì vậy, các vị phụ huynh cần thường xuyên theo dõi và tự đánh giá phản ứng của trẻ với âm thanh, để có thể phát hiện các dấu hiệu của tình trạng mất hoặc giảm thính lực.

Dưới đây là những phản ứng với âm thanh theo lứa tuổi ở trẻ bình thường:

- Ngay sau khi sinh: Bé sẽ bị giật mình bởi một tiếng động lớn đột ngột. 

- 1 tháng tuổi: Bé bắt đầu nhận thấy những âm thanh kéo dài đột ngột như tiếng ồn của máy hút bụi. Tạm dừng và lắng nghe tiếng ồn khi chúng bắt đầu.

- 4 tháng tuổi: Bé sẽ im lặng hoặc mỉm cười khi nghe thấy giọng nói quen thuộc và hướng mắt về phía giọng nói. Bé thể hiện sự phấn khích với âm thanh.

- 7 tháng tuổi: Bé phản ứng quay ngay lập tức với một giọng nói quen thuộc trong phòng.

- 9 tháng tuổi: Bé sẽ chăm chú lắng nghe những âm thanh quen thuộc hàng ngày và tìm kiếm những âm thanh ngoài tầm nhìn.

- 12 tháng tuổi: Bé sẽ có phản ứng với tên gọi của mình, cũng có thể phản hồi lại một số từ.

Nếu ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình phát triển của trẻ, bố mẹ nhận thấy có điểm bất thường thì cần cho trẻ đi khám ngay, để có thể can thiệp sớm.

Theo KH&ĐS
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top