PC-Covid phiên bản mới tiếp tục cập nhật điều chỉnh tính năng

Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia vừa phát hành phiên bản 4.0.2 của PC-Covid, ứng dụng chống dịch quốc gia thống nhất cho người dân. Phiên bản mới có một số thay đổi trong giao diện, bổ sung vài tính năng và cải thiện hiệu suất.

Trục trặc do hợp nhất và nâng cấp

Ứng dụng PC-Covid nằm trong kế hoạch triển khai ứng dụng phòng chống dịch Covid-19 thống nhất cho người dân. App do Bkav, Viettel và VNPT hợp tác phát triển, Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia vận hành. Các cơ quan chủ trì gồm Bộ Y tế, Bộ Công an và Bộ Thông tin & Truyền thông.

Ứng dụng PC-Covid chính thức lên hai store Apple và Google hôm 30/9. Trong ngày đầu tiên, đã có 1,7 triệu lượt truy vấn hệ thống. Tuy nhiên, nhiều người dùng phản ánh gặp một số sự cố và bất cập như không/khó tải, không đồng bộ, cập nhật được dữ liệu, hoặc có người tiêm 2 mũi vaccine nhưng không hiện mũi nào hoặc có người sau một ngày tải xong thì lại mất dữ liệu cả hai mũi văcxin…

Ông Đỗ Lập Hiển, Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia cho biết, PC-Covid được hiển thị và nâng cấp từ Bluezone. Do vậy, khi hợp nhất các ứng dụng lại và chuyển đổi một tập ứng dụng tổng cộng có 45 triệu lượt tải, khoảng hơn 10 triệu người dùng hàng ngày và khoảng hơn 20 triệu người dùng hàng tuần, về mặt kỹ thuật khó tránh xảy ra chuyện xóc, rung lắc, không ổn định trong ngày đầu tiên. Đây là điều các chuyên gia kỹ thuật cũng đã lường trước.

Việc ứng dụng hiển thị thông tin tiêm chủng của người dùng không chính xác, cũng là vấn đề khó tránh trong quá trình chuyển đổi hệ thống, dữ liệu hợp nhất thiếu đồng bộ. PC-Covid dựa trên 4 dữ liệu quan trọng nhất là tiêm chủng, xét nghiệm, bảo hiểm xã hội và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các dữ liệu đã kết nối, liên thông đảm bảo về mặt kỹ thuật.

Cũng theo đại diện Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch quốc gia, PC-Covid được lựa chọn những tính năng của các ứng dụng khác nhau để tích hợp, trong đó có những thứ mới như mẫu tờ khai y tế theo quy định mới của Bộ Y tế. Do vậy, khi Trung tâm phát triển ứng dụng làm việc với Google để đưa ứng dụng lên kho thì rất nhanh, nhưng với Apple mất 8 ngày để thuyết phục vì sao đưa ra app mới nhưng lại update trên app cũ.

toa-dam.jpg
Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch quốc gia - đơn vị phát triển ứng dụng PC-Covid tổ chức tọa đàm giới thiệu giải pháp công nghệ phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 chiều 1/10.

Tiếp tục cải thiện

Thay đổi đầu tiên trong PC-Covid phiên bản 4.0.2 nằm ở mục Thẻ thông tin Covid. Người dùng có thể nhấn vào để chọn tỉnh, thành cấp giấy chứng nhận tiêm văcxin Covid-19. Bên dưới giao diện chính vẫn là thông tin xét nghiệm và tiêm chủng (có thể ẩn đi), mã QR cá nhân và các chức năng cơ bản như gửi phản ánh, khai báo y tế.

Trong phần tiện ích mở rộng, các chuyên gia công nghệ đã bổ sung mục Hướng dẫn, giúp người dùng biết cách sử dụng một số tính năng cơ bản của PC-Covid. Các tính năng khác như xem lịch, theo dõi vị trí từng đến và xem phong cảnh được giữ nguyên.

Khi vào phần Cài đặt, người dùng sẽ thấy mục mới có tên Ẩn thông tin trên QR. Khi bật tính năng này, một phần dữ liệu khi quét mã QR (số điện thoại, ngày sinh…) sẽ được ẩn và thay thế bằng ký tự sao (*). Để phân biệt, mã QR được ẩn thông tin có viền vàng. Người dùng có thể chạm vào mã để chuyển giữa trạng thái ẩn, hiện thông tin.

Có 5 quyền cơ bản sử dụng (trên PC-Covid), gồm quyền khai thác tín hiệu bluetooth (người dùng có thể bật tắt theo nhu cầu), gắn liền với GPS (truy cập vị trí, dù ứng dụng không dùng), thứ hai là quyền truy cập vị trí (gắn theo bluetooth), quyền truy cập thông báo ở nền tảng android (tối ưu hóa để ứng dụng không chuyển về trạng thái ngủ); quyền truy cập camera để app quét được mã QR. Tiếp đến là quyền truy cập một chùm cả ảnh, video (với nền tảng Xiaomi có truy cập cả tin nhắn) để lưu mã QR về điện thoại.

Theo ông Đỗ Lập Hiển, tất cả các quyền được cấp của PC-Covid chỉ phục vụ đúng nhu cầu phòng chống dịch. Trung tâm sẽ có đánh giá, rà soát, nếu có quyền nào đó không nhất thiết phải sử dụng hoặc sử dụng hẹp hơn để tối ưu hơn thì sẽ tích hợp và tiếp thu trong các phiên bản cập nhật sắp tới.

Theo Đời sống
Vì sao chậm thương mại hóa 5G?

Vì sao chậm thương mại hóa 5G?

Bộ TT&TT đã cấp phép cho các doanh nghiệp (DN) thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Tắt sóng 2G và thương mại hóa 5G là xu hướng “không thể tránh khỏi” khi đến nay mạng 4G đã phủ sóng đến 99,8% cả nước và thử nghiệm 5G đang ngày càng mở rộng.
back to top