Ong cũng la hét khi bị đe dọa

Các nhà nghiên cứu tin rằng một loài ong mật châu Á (Apis cerana), sử dụng đôi cánh của mình để tạo ra âm thanh giống như tiếng hét của con người khi bị ong bắp cày đe dọa.
ong-mat.jpg
Ong mật châu Á.

Ong không hét bằng miệng mà bằng cơ thể. Khi ong bắp cày khổng lồ đến gần và đe dọa tổ của chúng, ong mật châu Á sẽ đưa phần bụng lên không trung và vừa bay vừa rung cánh. Tiếng ồn có thể nghe giống như tiếng hét của con người.
Trong một bài báo trên tạp chí Royal Society Open Science, các nhà nghiên cứu mô tả tín hiệu âm thanh độc đáo của ong mật châu Á, được gọi là ống phản âm.
Heather Mattila, nhà sinh thái học hành vi tại Đại học Wellesley ở Massachusetts và là tác giả của nghiên cứu, lần đầu tiên nghe thấy tiếng ong kêu ở Việt Nam vào năm 2013. Cô đang nghiên cứu cách ong mật châu Á bôi phân động vật xung quanh tổ của chúng để xua đuổi ong bắp cày V. soror và Vespa mandarinia.

ong-bap-cay.jpg
Ong bắp cày Vespa soror kiếm ăn trên một tổ ong mật châu Á.

TS Nguyễn Thị Phương Liên, nhà nghiên cứu ong bắp cày tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, hành vi này cho thấy tổ chức xã hội tiến hóa cao của loài ong.
Các nhà nghiên cứu đã đặt máy ghi âm bên trong và bên ngoài tổ ong mật châu Á để ghi lại các âm thanh khác nhau vào những thời điểm khác nhau của ong mật. Sau khi phân tích các âm thanh đó, họ nhận thấy sự khác nhau rõ rệt trong âm thanh do ong mật châu Á tạo ra khi bay đi kiếm ăn, khi tổ của chúng bình yên. Và việc tạo ra tiếng thét lên đến đỉnh điểm khi ong bắp cày V. soror bay lượn bên ngoài lối vào tổ ong mật.
Nghiên cứu cho thấy tổ chức hành vi phòng vệ tập thể của ong mật châu Á phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Theo nytimes
back to top