Omicron tồn tại trên các bề mặt nhựa hơn 8 ngày

Theo GS.TS Linsey Marr, nhà khoa học về khí dung tại Đại học Bách khoa Virginia (Mỹ), mặc dù hít phải dòng khí thở chứa virus vẫn là phương thức lây truyền chủ yếu, nhưng việc virus tồn tại lâu hơn trên bề mặt có lẽ cũng giúp Omicron tồn tại lâu hơn trong không khí.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, trên bề mặt nhựa, chủng ban đầu của SARS-CoV-2 tồn tại trong khoảng 56 giờ. Các biến thể Alpha, Beta, Delta đều tồn tại lâu gấp 3 lần; riêng Omicron tồn tại đến 193 giờ - tức là hơn 8 ngày.

Còn trên da, chủng ban đầu tồn tại được 8 giờ. Các biến thể khác tồn tại lâu gấp đôi và Omicron tồn tại đến 21 giờ.

Còn nghiên cứu của các nhà khoa học Hồng Kông ( Trung Quốc) cho thấy, chủng ban đầu chỉ tồn tại trong khoảng 2 ngày trên thép không gỉ và nhựa, và trong khoảng 4 ngày trên thủy tinh. Nhưng biến thể Omicron vẫn tồn tại đến 7 ngày trên các bề mặt này. Nó cũng tồn tại lâu hơn trên khăn giấy và giấy in.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top