Ô nhiễm nhựa toàn cầu sắp đến điểm giới hạn không thể phục hồi

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học từ Thụy Điển, Na Uy và Đức, công bố trên tạp chí Science cho thấy, mức xả thải nhựa hiện nay trên toàn cầu đang gây ra những tác động có khả năng không thể phục hồi trong tương lai.

Thùng nhựa trôi trên đại dương do tàu nghiên cứu SONNE của Đức thu được trong chuyến hải trình SO268/3 qua Bắc Thái Bình Dương từ Vancouver đến Singapore mùa hè năm 2019. Nguồn: © Gritta Veit-Köhler Senckenberg

Matthew MacLeod, GS tại Đại học Stockholm, tác giả của công trình nghiên cứu cho biết, rác thải nhựa trở thành mối đe dọa lớn cho đời sống xã hội, rò rỉ ra môi trường khắp mọi nơi, ngay cả ở những quốc gia có cơ sở hạ tầng xử lý rác thải tốt nhất.

Cua biển bám trên vật phẩm macroplastic, do tàu nghiên cứu SONNE của Đức thu được trong chuyến hải trình SO268/3 qua Bắc Thái Bình Dương từ Vancouver đến Singapore mùa hè năm 2019. Nguồn: © Gritta Veit-Köhler Senckenberg

Thế giới đang thúc đẩy những giải pháp công nghệ nhằm tái chế và loại bỏ nhựa ra khỏi môi trường, người tiêu dùng tin rằng nhựa sẽ được tái chế hoàn toàn. Nhưng trên thực tế, công nghệ tái chế và phân hủy nhựa có rất nhiều hạn chế, các nước có cơ sở hạ tầng tốt đã và đang xuất khẩu chất thải nhựa sang các nước nghèo hơn.

Để giảm lượng rác thải nhựa cần có những chính sách cứng rắn, quyết liệt như giới hạn sản xuất nhựa nguyên sinh, thúc đẩy tăng giá trị nhựa tái chế, cấm xuất khẩu chất thải nhựa trừ khi xuất khẩu sang một quốc gia có khả năng tái chế tốt hơn dưới sự giám sát của các tổ chức quốc tế.

Rác thải nhựa lọc từ thực phẩm thải loại thu gom ở Na Uy sau khi lên men thành khí sinh học và phân bón đất. Ảnh: Caroline Hansen và Heidi Knutsen, NGI.

Theo Annika Jahnke, GS Đại học RWTH Aachen, đồng tác giả nghiên cứu, những vùng môi trường xa, rác thải mảnh vụn nhựa không thể loại bỏ bằng thu gom, dọn dẹp. Dưới tác động của thời tiết, sự phong hóa nhựa tạo ra một số lượng rất lớn những hạt nhựa nano và vi mô, những hóa chất độc hại có trong nhựa và polymer nhựa thấm vào môi trường. Rác thải nhựa trong môi trường liên tục chuyển động, chuyển hóa phức tạp với những tác động nguy hại không thể dự đoán.

Những tổn thất nặng nề mà ô nhiễm nhựa gây ra đối với mọi hệ sinh thái và nhiễm độc môi trường sống, đồng thời liên kết với những yếu tố khí hậu, thời tiết tiêu cực do biến đổi khí hậu, gây căng thẳng môi trường ở các vùng sâu vùng xa, tạo thành những tác động tiêu cựu trên phạm vi toàn cầu.

Những tác động của rác thải nhựa là sự trầm trọng hơn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu, mất đa dạng sinh học ở đại dương do ô nhiễm nhựa làm tăng thêm tác hại của việc đánh bắt quá mức phục hồi của hệ sinh thái biển, liên tục mất môi trường sống của nhiều loại thủy hải sản do thay đổi nhiệt độ nước, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và sự hiện diện của hóa chất độc hại.

Mối đe dọa của rác thải nhựa và biến đổi khí hậu có thể gây ra những tác động lớn trên quy mô toàn cầu, không thể phục hồi trong tương lai. Sự kết hợp giữa rác thải nhựa và biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có những chính sách cấp thiết và hành động nhanh chóng quyết liệt để giảm lượng rác nhựa thải ra môi trường, đồng thời cũng giảm đáng kế những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Theo SciTechDaily
Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Nhiều vị trí đất trống ven đô Hà Nội được “tận dụng” làm bãi chứa rác thải không đúng quy định. Rác không được phân loại, bốc mùi hôi thối, bủa vây khu dân cư. Thậm chí, rác được đốt trực tiếp, tạo ra luồng khói ô nhiễm, ngột ngạt.
back to top