Nuốt đờm vào trong

(khoahocdoisong.vn) - Khi bị các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, dị ứng… cơ thể chúng ta có xu hướng sinh ra nhiều đờm. Bệnh chuyển nặng, lượng đờm trong cổ họng xuất hiện càng nhiều gây cản trở đường thở cũng như việc ăn, nuốt và nói.

Bị bệnh mũi họng mạn tính nên anh Hoàng Việt Hưng (Mễ Trì, Hà Nội) hay bị đờm chảy từ mũi xuống họng, vì vướng nên anh khạc nhổ liên tục. Nhiều lúc thấy ngại với người xung quanh, vợ lại nhắc nên có lần anh chạy ra thùng rác công cộng nhổ, lần thì nhổ ra đường nhưng khi đi làm thì gần như anh nuốt vào trong.

Lời bàn: BS Nguyễn Văn An (Phòng khám Giải Phóng) cho biết, khi bị các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, dị ứng… thường sinh ra nhiều đờm. Bệnh chuyển nặng, lượng đờm trong cổ họng xuất hiện càng nhiều gây cản trở đường thở cũng như việc ăn, nuốt và nói. Khạc đờm để đẩy chất bẩn ra là phản ứng có lợi, giúp đẩy lượng đờm trong cổ họng ra ngoài, làm thông thoáng đường hô hấp, loại bỏ vi khuẩn, virus và các tác nhân khác khỏi cơ thể. Chính vì thế mà sau khi khạc đờm chúng ta thường cảm thấy dễ chịu.

Khạc đờm tốt hơn nuốt đờm vì đờm chứa nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh, nếu nuốt đờm xuống dạ dày, một phần vi khuẩn, virus nói trên tuy có thể bị dạ dày tiêu diệt song số sót lại có thể gây ra những bệnh đường ruột nghiêm trọng.Vì đờm chứa nhiều vi khuẩn, virus nên khạc nhổ vào khu vệ sinh hoặc thùng rác, tránh phát tán vi khuẩn, virus ra môi trường.

Theo Đời sống
back to top