Nuôi trứng trưởng thành trong ống nghiệm-giảm chi phí, tăng tỷ lệ thành công

Kỹ thuật nuôi trứng trưởng thành trong ống nghiệm (IVM) được chỉ định cho người cần trữ trứng, bảo tồn khả năng sinh sản để điều trị ung thư, bệnh nhân đề kháng với thuốc kích thích buồng trứng, nhóm bệnh nhân trẻ tuổi có nhiều nang trứng...
tu-van-dieu-tri-vo-sinh.jpg
PGS.TS.BS Vương Thị Ngọc Lan, Trưởng Khoa Y, kiêm Trưởng Bộ môn Phụ sản, Đại học Y dược TPHCM, tư vấn cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh. 

Một trong phương pháp thường quy trong điều trị vô sinh, hiếm muộn là thụ tinh trong ống nghiệm hay còn gọi IVF. Bác sĩ dùng thuốc kích thích buồng trứng cho nang trứng lớn lên. Bác sĩ sẽ chọc hút trứng trưởng thành, cho thụ tinh với tinh trùng, tạo thành phôi rồi đem đặt trở lại vào tử cung người phụ nữ.

Tuy nhiên, theo PGS.TS.BS Vương Thị Ngọc Lan, Trưởng Khoa Y, kiêm Trưởng Bộ môn Phụ sản, Đại học Y dược TPHCM, chi phí tiêm thuốc kích thích buồng trứng thường chiếm hơn phân nửa kinh phí làm thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam, khoảng hơn 40 triệu đồng.

“Với phương pháp IVF, người phụ nữ phải vào viện chích thuốc trong hai tuần với khoảng 30 mũi tiêm, sau đó siêu âm, lấy máu, chọc hút lấy trứng nuôi 3 - 5 ngày, đông lạnh phôi. Đến khi có kinh nguyệt, bệnh nhân quay lại uống thuốc khoảng hai tuần, sau đó bác sĩ rã đông phôi và chuyển phôi vào tử cung,” PGS.TS.BS Ngọc Lan cho biết.

Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân sau điều trị ung thư không dám nghĩ đến chuyện có con. Vì có một số loại ung thư, dùng thuốc kích thích buồng trứng sẽ tạo ra nhiều estrogen, một loại nội tiết tố do nang trứng phát triển, khiến ung thư phát triển nhanh hơn.

choc-hut-trung-non.jpg
Bệnh nhân thực hiện IVM chỉ cần chích thuốc hai ngày, thay vì hai đến bốn tuần như kỹ thuật IVF cổ điển, siêu âm một lần, không cần thử máu. Ảnh tư liệu

Đối với một số bệnh nhân ung thư, bác sĩ chỉ định lấy trứng trữ đông lạnh để giúp bệnh nhân có cơ hội làm mẹ sau khi điều trị ổn.

Nhưng đôi khi bác sĩ chuyên ngành ung bướu chỉ có thể đợi vài ngày, trong khi tiêm thuốc kích thích buồng trứng phải tốn ít nhất hai tuần. Do đó chỉ có thể hút các trứng từ các nang nhỏ sẵn có.

Với IVM, PGS.TS.BS Vương Thị Ngọc Lan cho biết, bệnh nhân sẽ không dùng thuốc kích thích buồng trứng, hoặc dùng thuốc rất ít.

Thay vì để trứng trưởng thành trong cơ thể, bác sĩ sẽ lấy trứng non từ những nang trứng nhỏ, sau đó nuôi trưởng thành trứng non trong ống nghiệm, rồi cho thụ tinh với tinh trùng, tạo thành phôi như bình thường.

Theo PGS.TS.BS Vương Thị Ngọc Lan, bệnh nhân thực hiện IVM chỉ cần chích thuốc hai ngày, thay vì hai đến bốn tuần như kỹ thuật IVF cổ điển, siêu âm một lần, không cần thử máu. Chi phí tiêm thuốc không quá tốn kém, giảm nguy cơ quá kích buồng trứng.

IVM tạo được trung bình hơn 4 phôi, IVF có thể tạo được trên 6 phôi. Mỗi lần sử dụng, bác sĩ chỉ dùng 2 phôi để đặt vào cổ tử cung, và tỷ lệ có thai tương đương giữa hai kỹ thuật với mỗi lần chuyển phôi.

Các trẻ sinh ra từ IVM cũng có các chỉ số phát triển về tâm thần, vận động tương tự như các trẻ sinh ra từ kỹ thuật IVF cổ điển.

Từ 2007 đến nay, PGS.TS.BS Vương Thị Ngọc Lan cùng cộng sự đã thực hiện hơn 4.200 ca IVM. Đồng thời trong quá trình thực hiện IVM, nhóm của chị đã hợp tác với Bỉ nghiên cứu kỹ thuật IVM cải tiến, với tên gọi là CAPA-IVM. Qua đó, giúp cải tiến hệ thống nuôi cấy, tăng chất lượng trứng, tăng tỷ lệ đậu thai.

Tỷ lệ thành công trong hỗ trợ sinh sản các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn ở Việt Nam hiện từ 40 - 50% thậm chí lên đến 60%.

Theo Đời sống
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top