Nước uống dân gian chữa táo bón

(khoahocdoisong.vn) - Trong kho tàng y học dân gian có rất nhiều kinh nghiệm dùng thực phẩm và dược phẩm quanh nhà để chế thành các loại thức uống mát và nhuận để chữa trị chứng táo bón.

- Khoai tây sống rửa sạch, băm nhỏ, đổ nước sôi vào trộn cho nát, vắt lấy nước hòa mật ong, chia uống 2 lần trong ngày, dùng liên tục 15 ngày.

- Nha đam (lô hội) sấy khô 6g, chia uống 2 lần trong ngày, đặc biệt tốt cho trường hợp táo bón do nhiệt kết.

- Quả dâu chín 30g, hà thủ ô tươi 15g, vừng đen 10g, sắc uống trong ngày, đặc biệt tốt cho táo bón người già.

- Hoàng kỳ 25g, trần bì 25g, hạt gai 10g, sắc uống.

- Hà thủ ô tươi 20g, huyền sâm 10g, sắc uống liên tục nhiều ngày.

- Bạch truật sống 60g, nhục quế 3g, hậu phác 6g, sắc uống trong ngày.

- Đại hoàng 10g, mang tiêu 10g, hậu phác 10g, sắc uống.

- Hỏa ma nhân 15g sao chín, tán bột hòa nước cơm uống.

- Quả dâu tươi chín 1kg, mật ong 300ml. Nấu quả dâu 2 lần lấy 1 lít nước, côc đặc bằng lửa nhỏ rồi hòa thêm mật ong nấu lại cho sôi, mỗi lần uống 20ml với nước ấm, mỗi ngày 2 - 3 lần.

- Rễ hẹ và một ít lá hẹ, giã nát vắt lấy 1 chén nước, hòa chút rượu uống hết một lần, chuyên chữa táo bón mạn tính.

- Vừng, tùng tử nhân, hồ đào nhân, đào nhân (bỏ đầu nhọn), hạnh nhân mỗi thứ 10g, nghiền nát đem nấu với 200g gạo tẻ thành cháo, chế thêm chút đường, chia ăn vài lần trong ngày.

- Quả dâu chín tươi 50g, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống 2 lần trong ngày, chuyên chữa táo bón do huyết hư.

- Củ cải trắng 100g, rửa sạch, thái nhỏ, giã nát vắt lấy nước hòa chút mật ong uống, mỗi ngày một lần.

- Rau bó xôi tươi 250g, rửa sạch, đem nấu sôi 3 phút, vớt ra trộn với dầu vừng ăn mỗi ngày 2 lần.

- Vừng đen 60g, mật ong 60ml, hoàng kỳ 18g. Vừng đen tán bột sắc với hoàng kỳ lấy nước, hòa mật ong uống hàng ngày.

- Cây chó đẻ lượng vừa đủ nấu nước uống thay trà hằng ngày để khắc phục táo bón do gan nóng nhiệt.

- Hạt thì là khô lượng vừa đủ, sao cho chín vàng, nghiền thành bột mịn, mỗi ngày đều đặn lấy 1/2 thìa pha cùng nước ấm uống vào buổi sáng.

- Mật ong nguyên chất 100 ml hòa với 1 ly sữa ấm uống hết 1 lần.

- Rau diếp cá khô 10g hãm với nước sôi uống thay trà, có thể xay diếp cá tươi lấy nước uống mỗi ngày 1 ly hoặc ăn sống.

- Lô hội tươi 1 lá, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, lấy ruột lô hội cắt thành những miếng nhỏ đem nấu chung với đường phèn, chia 3 lần ăn trong ngày, dùng cả cái lẫn nước.

- Rễ cây đại hành 12g sắc lấy nước uống, có thể kết hợp thêm với nhân hạt đào và hạt bí đao mỗi thứ 9g sắc uống.

- Hạt mã đề 15g pha với nước đun sôi để nguội hoặc sữa uống vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng.

- Lá keo nhọn lượng vừa đủ, 2 lát gừng, một ít hạt thì là đem sắc kỹ với một lý nước, gạn uống vào buổi tối.

- Rau má rau 30 rửa sạch bằng nước muối, dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn chắt lấy nước uống. Cũng có thể lấy rau má trộn với giấm và dầu mè ăn kèm với cơm vài ngày liên tục.

- Lá phan tả diệp khô 3 - 4 cái, sắc uống mỗi ngày 1 lần. Cần lưu ý, lá phan tả diệp có thể gây co thắt cơ trơn nên không thích hợp cho bà bầu, người bị viêm đại tràng co thắt. Để tránh gặp phải tác dụng phụ ngoài ý muốn, bạn chỉ nên dùng loại lá này khi cần thiết, tránh uống quá liều lượng quy định.

- Lá dâu tằm bánh tẻ 1 nắm, sắc lấy nước uống hằng ngày.

- Quả bồ kết khô lượng vừa đủ, đem sao cháy, nghiền thành bột mịn, bảo quản trong hũ thủy tinh, đậy nắp kín lại dùng dần, mỗi ngày lấy 2g uống chung với nước cơm.

- Nhân hạt đào 4 - 8g giã nát, sắc kỹ lấy nước uống.

- Rau sam tươi 100g hoặc 30g khô, sắc lấy nước uống hoặc xông hậu môn để dễ đi cầu hơn.

BS Khánh Hiển (Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top