Nước sắc bằng lăng chữa tiêu chảy

(khoahocdoisong.vn) - Vỏ cây bằng lăng có chứa alcaloid, flavonoid, saponin, coumarin...và nhất là tanin, thành phần chủ yếu có tác dụng kháng khuẩn.

Hỏi: Tôi nghe nói cây bằng lăng có thể chữa được bệnh tiêu chảy, viêm họng, huyết áp thấp, tiểu đường, sốt... Con trai tôi 15 tháng tuổi, hay bị tiêu chảy, tôi muốn dùng bằng lăng để chữa có được không?

Nguyễn Toàn (Nghệ An)

BS Khánh Hiển, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Cây bằng lăng được dùng làm thuốc còn gọi là bằng lăng tía, săng lẻ, bằng lăng ổi... có tên khoa học là Lagerstroemia angustifolia Pierre ex Lan. Vỏ cây bằng lăng có chứa alcaloid, flavonoid, saponin, coumarin... và nhất là tanin, thành phần chủ yếu có tác dụng kháng khuẩn. Người ta đã chứng minh được rằng: Cao vỏ cây bằng lăng có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn như Shigella shigae, Bacillus subtilis, Proteus vulgaris, Shigella flexneri, Shigella sonnei, Salmonella typhi, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa... và viên bào chế từ cao vỏ cây bằng lăng điều trị lỵ trực khuẩn mức độ nhẹ đạt hiệu quả rất tốt, hơn hẳn tetracyclin và cloramphenicol, tương đương với bactrim; với lỵ trực khuẩn mức độ vừa hiệu lực không bằng bactrim nhưng tương đương với tetracyclin và cloramphenicol.

Kinh nghiệm dân gian thường dùng nước sắc vỏ cây để rửa vết thương, vết bỏng, chữa lỵ và ghẻ lở. Nhân dân ở các tỉnh miền Trung còn dùng cao bằng lăng phối hợp với cao lá ổi, lá sim để chữa vết thương phần mềm, chữa hắc lào và eczema đạt kết quả tốt.

Bạn có thể dùng cây bằng lăng để chữa bệnh tiêu chảy cho con. Tuy nhiên, bạn nên đưa con đến cơ sở y tế để khám xét tỉ mỉ và có được lời khuyên của thầy thuốc, bởi lẽ tiêu chảy có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và việc dùng cao hoặc nước sắc vỏ cây săng lẻ chỉ có thể đạt được hiệu quả khi dùng đúng thể bệnh, đúng liều và có khi rất cần phối hợp thêm với các loại thuốc khác. Vả lại, cháu mới được 15 tháng tuổi thì việc dùng bất cứ một thứ thuốc nào cũng phải hết sức thận trọng.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top