Nước cốt khoai lang trị loét dạ dày, táo bón

(khoahocdoisong.vn) - Khoai lang rửa sạch, ép lấy nước cốt rồi cô đặc thành than là bài thuốc trị loét dạ dày dễ dàng được áp dụng. Khoai lang cũng có tác dụng chữa táo bón rất tốt.

Loét dạ dày là một chứng rất khó chịu và đau. Kinh nghiệm dân gian có cách chữa viêm loét dạ dày đơn giản như sau: Củ khoai lang 1kg, rửa sạch, xắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, xay cho nhuyễn với ít nước. Dùng một miếng vải bọc lại, vắt ép lấy nước cốt. Cho nước cốt đó vào nồi đất, đun nhỏ lửa, quấy đều tay cho đến khi nước bốc hơi cạn hết, trở thành than. Lấy than đó, tán nhuyễn, cất vào lọ để dành dùng dần. Mỗi lần dùng 2 thìa cà phê = 8g thuốc bột, hòa với ít nước uống, ngày 3 lần, trước bữa ăn.

Uống khoảng 5 ngày, bụng bớt đầy, bớt đau, đi đại tiện rất đều ngủ ngon giấc không lo cơn đau hành hạ nữa. Tiếp tục uống thêm một thời gian (khoảng 1 - 2 tháng, kiểm tra xem vết loét lành chưa. Khi vết loét đã lành vẫn có thể uống tiếp loại này vì dễ đi cầu, không bị táo bón.

Khoai lang tên khoa học là Ipomoea batatas (L.) Poir. Lá khoai lang thường được dùng nấu ăn có tác dụng nhuận trường. Tại Liên Xô cũ, củ khoai lang tươi được dùng uống trị táo bón. Cách chế như sau: Củ khoai lang tươi, rửa sạch, gọt vỏ, nghiền nát, vắt lấy nước. Buổi sáng sớm cho bệnh nhân uống vào lúc đói bụng 1/2 ly lớn (khoảng 100ml), trước bữa ăn trưa và bữa ăn tối uống thêm 1/2 ly như trên. Kết quả: Thường sau 2 - 3 ngày là hết chứng bón. Cũng có khi 3 - 4 ngày mới khỏi. Nếu bị bệnh trĩ thì phải sau 6 - 7 ngày mới đỡ. Chứng táo bón nơi người lớn tuổi, yếu sức, bị bón kinh niên phải dùng lâu ngày hơn, có khi 12 - 20 ngày.

Lương y Hoàng Duy Tân (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top