Nữ sinh 17 tuổi ở Quảng trị tử vong sau 7 ngày tiêm văcxin Pfizer

25 phút sau tiêm văcxin COVID-19, nữ học sinh lớp 11, Trường THPT Nguyễn Hữu Thận có biểu hiện choáng và sốc phản vệ. Dù được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, nhưng em đã tử vong ở ngày thứ 7.

Chiều 9/12, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Trị xác nhận, nữ sinh N.T.N.N. (17 tuổi, trú tại xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị - học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Hữu Thận) tử vong sau 7 ngày tiêm văcxin COVID-19.

Ông Võ Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Triệu Phong cho biết, học sinh N.T.N.N. được tiêm văcxin COVID-19 Pfizer có hạn sử dụng đến tháng 2/2022 tại điểm tiêm của Trung tâm vào chiều 2/12.

quang-tri.jpeg
Nữ sinh 17 tuổi ở Quảng trị tử vong sau 7 ngày tiêm vắc xin Pfizer (ảnh minh họa)

Quá trình khám sàng lọc, em N. cho biết có tiền sử dị ứng với văcxin, nhưng gia đình em mong muốn được tiêm văcxin COVID-19.

"Trong chỉ định tiêm văcxin COVID-19 người có tiền sử dị ứng với văcxin không chống chỉ định, trước nguyện vọng của gia đình, chúng tôi tiến hành tiêm cho em N." - ông Võ Thanh Tâm, thông tin.

Sau khi tiêm, em N. bị nổi mề đay, 25 phút sau có biểu hiện choáng, sốc phản vệ, mạch huyết áp tụt.

Y bác sĩ ở Trung tâm Y tế huyện Triệu Phong xử lý theo hướng sốc phản vệ, 10-15 phút sau không đỡ thì vừa xử lý, vừa đưa em N. lên xe để chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Quãng đường đi, em N. có biểu hiện ngừng tim, ngừng thở.

Sau khi được đưa đến phòng cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, em N. được hồi sức tim phổi, chuyển hồi sức tích cực - chống độc.

Quá trình điều trị, em N. bị rối loạn đông máu, Bệnh viện đã huy động nhiều y bác sĩ và cán bộ, người dân đến hiến máu cho em N. Nhưng đến 13h chiều 9/12 thì em N. tử vong.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top