“Nụ cười” từ vựa vải Bắc Giang

Tính chuyện cho vải thiều đi châu Âu, Mỹ… đang chứng tỏ rằng, chúng ta đã bài bản hơn trong khâu sản xuất, quảng bá và xây dựng thị trường nông sản.

Thời tiết thuận lợi, cây cho trái gấp đôi

Những ngày này, khắp các tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Hải Dương…, người nông dân vui mừng vì vụ vải thiều năm nay được mùa, được giá.

Từ “thủ phủ” vải của miền Bắc, ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết, toàn huyện này đang có 15.290ha vải thiều. Trong đó, hơn 11.000ha được nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, với trên 41.000 hộ trồng vải tham gia. Được biết, đến thời điểm này, huyện đã cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 21.000 hộ ở 331 thôn bản, HTX đảm bảo sản phẩm đủ điều kiện chất lượng, mẫu mã xuất khẩu vào tất cả các thị trường trên thế giới.

Ngoài ra, huyện còn có hơn 200ha vải đã được cấp chứng nhận  GlobalGAP và mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu đi các thị trường  khó tính như Mỹ, Úc, EU.

Đại diện UBND huyện Lục Ngạn thông tin, tính đến hết ngày 16/6/2018, tổng số lượng vải đã thu hoạch tiêu thụ là trên 41.000 tấn, trong đó hàng vào hệ thống các siêu thị Sài Gòn Co.op, Big C là hơn 240 tấn. Ở nước ngoài,  vải thiều chủ yếu được xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, qua 2 cửa khẩu Lạng Sơn và Lào Cai, với 21.762 tấn. Các thị trường Mỹ, Úc, Hà Lan, Nhật tiêu thụ  được khoảng từ 0,6 – 1,5 tấn…

“Mặc dù diện tích trồng vải trên toàn huyện có giảm nhưng thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện cho cây tăng sản lượng, có cây ra quả gấp đôi mọi năm. Trong khi đó, khâu giá đã được định hình ngay từ đầu nên năm nay có thể nói là được mùa, được giá”, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn nói.

Theo đó, để tăng cường liên kết, hỗ trợ người dân trong sản xuất, tiêu thụ vải  thiều, toàn huyện đã hướng dẫn thành lập 375 tổ liên kết, tổ hợp tác với 2.700 thành viên; thành lập 30 chi hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều tại 30 xã, thị trấn.

Đáng chú ý, năm nay cùng với việc đẩy mạnh công tác truyền thông, huyện Lục Ngạn đã phối hợp tổ chức thành công 3 hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm tại Bằng Tường, Trung Quốc và một số hoạt động giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội.

Đặc biệt, cuối tuần qua, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT  và Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã đi kiểm tra tình hình tiêu thụ vải ở huyện Lục Ngạn. Tại đây, Bộ NN&PTNN Nguyễn Xuân Cường đánh giá, năm 2018, Bắc Giang đã có bước chủ động trong đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm tại Trung Quốc cũng như thị trường nôi địa. Vì thế, đến thời điểm này, mặc dù sản lượng tăng cao nhưng đến nay chúng ta vẫn duy trì được giá bán tốt.

Vựa vải không đơn độc

Trao đổi với PLVN ngày 19/6, ông Nguyễn Quốc Toản – Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNN) cho biết, vụ vải thiều năm nay, tại các địa phương trọng điểm như Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương đã có sự vào cuộc bài bản và rất chủ động.

Ông Toản cho rằng, do yếu tố thời tiết thuận lợi nên sản lượng năm nay tăng hơn so với năm ngoái. Công tác chăm sóc, bảo vệ thực vật của các địa phương đã tạo ra sản lượng tốt.

Được biết, ngay từ tháng 4/2018, Bộ NN&PTNN đã phối hợp với 5 tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Sơn La, Lạng Sơn do đích thân Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chủ trì về công tác chăm sóc, tiêu thụ nhãn, vải năm 2018. Sau đó, Bộ NN&PTNN cũng ngay lập tức xây dựng kịch bản chăm sóc, tiêu thụ quả vải, đảm bảo chất lượng, hướng tới thị trường xuất khẩu tại Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các địa phương cũng rất chủ động trong việc tiêu thụ vải. Chẳng hạn như Lạng Sơn còn dành riêng làn thông quan cho quả vải thiều tiêu thụ sang Trung Quốc.

“Chúng ta đã hành động chủ động trong các tuyến, trong logistic, trong hạ tầng, tiêu thụ, sản xuất, chăm sóc và đặc biệt là khâu tuyên truyền. Trước, trong vụ vải thiều năm nay, một số địa phương đã vào cuộc rất mạnh mẽ, điển hình là các tỉnh Bắc Giang và Hải Dương”, ông Toản nói.

Được biết, tháng 5/2018, tỉnh Bắc Giang đã đưa 3 tấn vải chín sớm (tại Tân Yên) sang Bằng Tường (Trung Quốc) để chào hàng với chất lượng quả vải cao hơn hẳn mọi năm. Ngày 8/6/2018, tỉnh Bắc Giang đã mời gần 100 doanh nghiệp Trung Quốc tham dự diễn đàn “Kinh tế về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vải thiều và các sản phẩm nông sản chủ lực”, với sự tham dự Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Tham tán kinh tế Trung Quốc tại Việt Nam. Ngay trong hôm đó, 75 tấn vải thiều đã được chuyển vào miền Nam tiêu thụ tại các siêu thị lớn.

Vị đại diện Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản còn cho biết thêm, ngay từ đầu vụ vải, các đơn vị của Bộ NN&PTNN theo sự chỉ đạo đã sát sao theo dõi. Cục Bảo vệ thực vật đã cử một nhóm cán bộ chuyên môn của Cục này tham gia để đảm bảo kiểm dịch thường xuyên tại chỗ ở những khu vực tiêu thụ vải ở Bắc Giang… Điều này cho phép vải thiều được xuất khẩu nhanh và thuận lợi.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản giới thiệu các doanh nghiệp đầu mối, tháp tùng các lãnh đạo Bộ NN&PTNN đến các vùng trồng, liên kết với các doanh nghiệp như siêu thị Hapromart, Big C… Ngoài ra, Cục cũng đã tổ chức các cuộc xúc tiến thương mại tại Côn Minh có sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và nhận được sự đánh giá cao.

“Năm nay, khâu giá đã được các cơ quan quản lý nhà nước định hình ngay từ đầu. Ổn định giá nên bà con nông dân trồng vải rất an tâm ở khâu tiêu thụ sản phẩm”, Cục trưởng Toản khẳng định.

Theo Ngọc Trìu/phapluatplus.vn

Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top