Nông sản lấy lại vị thế hàng Việt trên thương mại điện tử

Hàng nông sản đặc sản Việt Nam bán trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) tăng vọt trong năm 2021. Con số này khác hoàn toàn so với tỉ lệ % ngày càng giảm của hàng Việt trong số các mặt hàng được mua nhiều nhất qua kênh TMĐT.

Dịch bệnh kéo dài đã khiến người dân dần thay đổi hình thức mua sắm. Thay vì đi chợ truyền thống, người dân gia tăng mua trên "chợ" điện tử.

Lượt tìm kiếm từ khóa liên quan đến cửa hàng tạp hóa trực tuyến tăng 223% trong quý 2/2021. Số lượt này tăng 3,6 lần so với tháng 6 và 11 lần trong tháng 7 so với tháng 5.

Đáng chú ý, nông sản đặc sản chiếm 27% các sản phẩm bán chạy trên 2 sàn TMĐT nội địa.

Cụ thể, trên sàn Sendo, các mặt hàng này tăng vọt 50% trong năm 2021. Như vậy, nông sản, đặc sản trên sàn TMĐT đang nổi bật so với các hàng nội địa khác của Việt Nam. Cho thấy mức độ quan tâm của người tiêu dùng ngày càng tăng cao.

Theo báo cáo của Tổ công tác 970 thuộc Bộ NNPTNT, hiện đã tập hợp được hơn 1.400 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm bán trên các sàn TMĐT.

Mỗi ngày tổ công tác cũng kết nối tiêu thụ khoảng 400 tấn nông, thủy sản riêng cho các tỉnh, thành phố phía Nam.

Còn theo Bộ Công Thương, năm 2020, có tới 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, quy mô thị trường thương mại điện tử B2C (doanh nghiệp với khách hàng) đạt 11,8 tỷ USD. Chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Minh chứng rõ nét nhất cho vấn đề này chính là vụ vải thiều vừa qua của tỉnh Bắc Giang. Nhờ việc đưa trái vải lên các sàn TMĐT, địa phương tiêu thụ được tới 215.000 tấn vải thiều, tăng 50.000 tấn so với kế hoạch.

Tuy nhiên, có thực tế, dù mang lại nhiều lợi ích, thậm chí trở thành phương thức kinh doanh chủ yếu của nhiều cá nhân hay doanh nghiệp, nhưng TMĐT vẫn là sân chơi khá mới lạ, nhất là ở nông thôn.

Hiện nay, hầu hết người dân đều quen với hình thức sản xuất và tiêu thụ truyền thống, thủ công. Chưa được tiếp cận và quảng bá với công nghệ thông tin, với sân chơi mới – điện tử.

Trong khi đó, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây đều là những đơn vị có nguồn nhân lực về công nghệ thông tin hạn chế, vận hành còn sơ sài.

Để thay đổi được điều này, cũng như tăng vị thế của hàng nông sản đặc sản cũng như các mặt hàng khác trên sàn TMĐT, cần có sự tham gia từ các cơ quan chức năng, cũng như các TMĐT. Ví dụ như miễn đăng ký, quản lý gian hàng với những chính sách ưu đãi,…

Điều này sẽ khích thích người nông dân có thể tự tạo gian hàng và đăng bán các sản phẩm, nông sản thông qua sàn TMĐT. Vì mua bán trực tuyến là xu thế tất yếu của xã hội hiện đại. Nhất là khi dịch bệnh bùng phát, điều này càng được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết.

Đồng thời, nó không chỉ giúp giải tỏa ách tắc trong tiêu thụ nông sản mùa dịch, mà được kỳ vọng sẽ trở thành kênh chiến lược để phát triển thị trường nông sản. Là phương thức hữu hiệu đối với những mặt hàng theo mùa, tránh tình trạng mất giá, ứ đọng, đổ bỏ tại các cửa khẩu như những năm qua.

Theo Đời sống
Ngắm ngôi nhà “phễu ngược” độc đáo ở TP HCM

Ngắm ngôi nhà “phễu ngược” độc đáo ở TP HCM

Để tránh quá nhiều ánh nắng chiếu vào mặt trước ngôi nhà, các kiến trúc sư đề xuất giải pháp kéo lùi không gian phía trước theo tầng, với nguyên tắc tầng trên cao hơn tầng dưới khoảng 2,5m.
Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN cần thực hiện nghiêm túc các giải pháp bình ổn thị trường vàng. Cần khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP.
back to top