Nông sản ế ẩm nhưng không muốn bán trong nước

(khoahocdoisong.vn) - Việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc gặp khó khăn đã được nhiều cơ quan quản lý và các siêu thị, cửa hàng chung sức tiêu thụ. Tuy nhiên, giá nông sản lại bị cho là thấp, nhiều nông dân không mặn mà với việc tiêu thụ trong nước.

Bà Nguyễn Thị Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Central Retail quản lý hệ thống siêu thị BigC và GO! cho biết, tập đoàn đã thu mua nông sản bị ùn ứ hỗ trợ bà con nông dân tại một số địa phương: Bình Thuận, Gia Lai, Khánh Hòa, Long An, Tiền Giang... nhằm thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.

Cụ thể, tại các siêu thị BigC và GO! miền Bắc, dưa hấu ruột đỏ được BigC áp dụng giá hấp dẫn, chỉ 6.200đ/kg; thanh long ruột đỏ và ruột trắng bán đồng giá 15.500đ/kg; Tại các siêu thị BigC và GO! khu vực phía Nam, giá thanh long ruột đỏ miền Tây được bán với giá 10.900đ/kg; dưa hấu ruột đỏ 4.900đ/kg. Mỗi ngày hai hệ thống này tiêu thụ được 100 tấn dưa hấu và 70 tấn thanh long.

Đại diện một số siêu thị lớn cũng cho biết, nông sản ùn ứ có đến đâu bán hết đến đấy. Tiềm năng tiêu thụ nội địa là rất lớn. Do vậy, các nhà quản lý, các địa phương, nông dân cần quan tâm việc này để vừa giúp bà con nông dân, vừa giúp người tiêu dùng hưởng giá rẻ.

Tuy nhiên, đại diện Vinmart cho biết, sản lượng tiêu thụ dưa hấu của hệ thống lên tới hàng trăm tấn, nhưng khi liên lạc nông dân không có hàng, giao rất nhỏ giọt, khi đi kết nối thì đưa ra một giá, nhưng sau đó dân lại đưa ra giá khác.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, cuộc họp của Bộ Công Thương với siêu thị, đại diện các địa phương và nông dân có nhiều ý kiến không đồng nhất. Siêu thị nói hàng không đủ bán. Lãnh đạo địa phương nói hàng tồn kho nhiều nhưng không muốn bán nội địa, muốn xuất khẩu với giá cao.

Việt Nam có thế mạnh là đất nước nông nghiệp với nhiều loại nông sản. Tuy nhiên, nhiều loại nông sản của Việt Nam chưa được đảm bảo tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu sang các nước phát triển, chủ yếu xuất sang Trung Quốc qua tiểu ngạch. Gần đây, Trung Quốc thay đổi chính sách, hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch, yêu cầu xuất khẩu chính ngạch với các tiêu chuẩn, quy chuẩn rõ ràng nên việc xuất khẩu tiểu ngạch khó khăn.

Tuy nhiên, mâu thuẫn ở đây là người nông dân không muốn bán hàng trong nước vì giá luôn thấp hơn giá xuất khẩu. Đây là nghịch lý khi nông sản không xuất khẩu được nhưng lại muốn bán giá cao ở trong nước dẫn đến vòng luẩn quẩn ùn ứ, ế ẩm.

Theo Đời sống
Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN cần thực hiện nghiêm túc các giải pháp bình ổn thị trường vàng. Cần khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP.
back to top