Nội soi nạo vét hạch tránh tái phát, di căn ung thư

50% ung thư nội mạc tử cung (UTNMTC) tái phát tại chỗ, di căn xa thường gặp ở ổ bụng, gan và phổi. Tuy nhiên, có tới 24,6% BN không được chẩn đoán ung thư trước mổ nên không được vét hạch. Mổ lại lần 2 vét hạch sẽ giúp phòng tái phát, di căn và có phương án điều trị phù hợp.

Lần đầu thực hiện

BN Phạm Thị Ch., 59 tuổi (Hà Nội), sau 3 năm mãn kinh ra máu âm đạo 20 ngày, khám phát hiện quá sản niêm mạc tử cung. Chị được chỉ định mổ nội soi cắt tử cung hoàn toàn với hai phần phụ. Kết quả giải phẫu: Ung thư biểu mô tuyến nội mạc giai đoạn Ia. Sau 7 ngày chị tiếp tục được mổ lần 2 để vét hạch chậu 2 bên và tiếp tục chuyển BV K xạ trị.

PGS.TS Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng khoa Sản bệnh viện E cho biết, BN Ch. là người đầu tiên được mổ lại lần 2 để vét hạch một cách sớm nhất với 2 mục đích. Thứ nhất, tránh dính trong ổ bụng nếu có sẽ dễ dàng hơn so với việc để lâu nhưng trong quá trình mổ cũng đã thấy, một phần ruột non, đại tràng bắt đầu dính vào mỏm cắt và thành chậu hai bên.

Thứ hai, nếu ung thư có di căn hạch thì BN cũng sẽ được tia xạ sau đó sớm hơn hạn chế sự lan tràn của tế bào ung thư. Mặc dù tỷ lệ di căn ở giai đoạn này chỉ 5% nhưng với mục đích điều trị tốt nhất với phẫu thuật triệt để khi: tuổi BN còn trẻ, thể trạng sau phẫu thuật lần đầu tốt, không có biến chứng sau phẫu thuật và phẫu thuật nội soi cũng giúp BN phục hồi nhanh hơn. Trường hợp nếu có hạch chậu di căn thì tiếp tục vét lên hạch chủ bụng.

Ca nội soi nạo vét hach tại Bệnh viện E.

Không vét hạch dễ tái phát, di căn

Theo BS Nguyễn Thị Kiều Oanh, khoa Sản bệnh viện E cho biết, UTNMTC là loại ung thư thường gặp nhất trong các khối u ác tính vùng tiểu khung ở phụ nữ. Tại Việt Nam, UTNMTC có tỷ lệ mắc là 2,5/100.000 dân, tỷ lệ tử vong là 0,9/100.000 dân.

Đây là bệnh có tiên lượng khá tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị tốt. Tuy nhiên, nếu trên thế giới tỷ lệ khỏi bệnh sau 5 năm là 85% thì Việt Nam mới chỉ có 33%. Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ sau mãn kinh (75%), đa số trong khoảng 50-59 tuổi, tuy nhiên có khoảng 5% xuất hiện ở tuổi dưới 40.

PGS.TS Nguyễn Quốc Tuấn nhấn mạnh, UTNMTC là u biểu mô ác tính nguyên phát từ nội mạc tử cung, thường biệt hóa dạng tuyến, có khả năng xâm nhập lớp cơ và di căn đến những nơi xa. Tái phát tại chỗ chiếm khoảng 50%, di căn xa thường gặp ở ổ bụng, gan và phổi.

Việc điều trị UTNMTC có thể là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc hormon tùy giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng và cơ bản nhất được áp dụng cho BN giai đoạn sớm còn khả năng phẫu thuật (giai đoạn I, II), bao gồm cắt tử cung hoàn toàn và hai phần phụ cùng với vét hạch chậu 2 bên và vét hạch chậu chủ bụng.

Nhưng không phải trường hợp nào cũng chẩn đoán được UTNMTC trước phẫu thuật. Thực tế nghiên cứu cho thấy, có 24,6% không được chẩn đoán trước mổ do đó không được vét hạch chậu và cũng không thực hiện mổ vét lại. Trong khi đó, nạo vét hạch chậu trong UTNMTC là bắt buộc và rất quan trọng trong việc quyết định có tia xạ tiếp hay không và tia vùng nào.

Vì vậy, việc quyết định vét hạch chậu bước 2 được đặt ra giúp việc điều trị UTNMTC được triệt để hơn. Thời gian phẫu thuật càng sớm càng tốt, có thể trong vòng 1 tuần sau mổ lần đầu. Phẫu thuật nội soi vét hạch nên được ưu tiên nhằm giúp người bệnh mau hồi phục.

PGS.TS Tuấn khuyên, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh nếu thấy rong kinh, rong huyết hoặc ra máu âm đạo bất thường thì nên đi khám để phát hiện và điều trị sớm. Việc phát hiện muộn điều trị khó, tiên lượng xấu.

Thúy Nga

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top