Nói ra được những gì mình có, tăng cơ hội được tuyển dụng

(khoahocdoisong.vn) - Theo đại diện đến từ các doanh nghiệp, kỹ năng mềm rất quan trọng, trong đó có việc nói ra được những gì mình có, sẽ tăng cơ hội được tuyển dụng hơn rất nhiều.

Đi xin việc nhưng không hình dung mình sẽ làm việc đó như thế nào

Trao đổi với phóng viên KH&ĐS, ông Đoàn Thanh Tám, cựu sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội, hiện là Phó Trưởng ban Quản trị dữ liệu, Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel chia sẻ, trong quá trình tuyển dụng và làm việc với các bạn sinh viên mới ra trường, ông thấy các bạn có điểm mạnh là nhiệt huyết, cầu tiến, có tinh thần học hỏi, luôn có khát vọng làm được điều gì mới.

Ông Đoàn Thanh Tám chia sẻ kinh nghiệm với các sinh viên trong Ngày hội hướng nghiệp tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Ông Đoàn Thanh Tám chia sẻ kinh nghiệm với các sinh viên trong Ngày hội hướng nghiệp tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Tuy nhiên, điều mà các bạn còn thiếu, đó là chưa có được sự định hướng rõ ràng trong công việc. Ví dụ, ở Viettel, tuyển dụng về phân tích dữ liệu, ông đặt câu hỏi: Giả sử, nếu em có cơ hội làm việc với tôi, thì em hình dung công việc mà các em đang ứng tuyển, một ngày làm việc từ 8h sáng tới 17h30 chiều sẽ làm những gì? Thì các em không nắm được mà chỉ biết rằng đó là một ngành rất mới, hot, thu nhập rất cao.

“Tôi cho rằng đây là điều mà các bạn cần trang bị. Bởi vì, bất cứ một công việc nào định ứng tuyển thì mình đều phải biết một ngày làm việc những gì, có hứng thú với mình hay không? Bởi cũng có trường hợp khi bắt tay vào làm thực tế mới vỡ ra, mình chẳng có hứng thú gì.

Ngoài ra, còn cần xem nhà tuyển dụng yêu cầu những gì để trang bị. Ví dụ, đối với vị trí này thì cần những kỹ năng gì… Có nhiều bạn, mặc dù nhà tuyển dụng có đưa ra những yêu cầu, nhưng còn không thèm đọc".

Ông Tám cho biết, tiếng Anh cũng rất quan trọng, nhất là đối với sinh viên các ngành kỹ thuật. Vì tài liệu tiếng Việt chậm cập nhật những kiến thức mới so với thế giới. Nếu trang bị được một vốn tiếng Anh đủ tốt thì sau này công việc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Và một điều đặc biệt quan trọng, theo ông Tám đó là kỹ năng mềm, trong đó, có việc các bạn sinh viên nói ra được những gì mình nghĩ, mình có khi đi xin việc.

Bởi buổi phỏng vấn tuyển dụng chỉ có khoảng 20 - 30 phút, không nhiều. Trong khoảng thời gian ngắn đó, nhà tuyển dụng không thể có được bức tranh toàn diện về khả năng của một người được. Cho nên, nếu không nói được ra được điều mình có, thế mạnh của mình thì rất khó. Ngược lại, nếu giới thiệu tốt được về bản thân mình thì cơ hội tuyển dụng sẽ lớn hơn rất nhiều. Tất nhiên, những điều mình có này cũng phải phù hợp với những gì mà nhà tuyển dụng cần.

“Ngày xưa tôi cũng ngại nói, ngại giao tiếp, vì chúng tôi không được định hướng như các bạn trẻ bây giờ. Khi ra trường, tôi mất một thời gian bị “hụt hơi” ở giai đoạn đầu. Tôi rất muốn chia sẻ trong những buổi gặp gỡ sinh viên, mong các bạn sinh viên sẽ không lặp lại con đường của tôi”, ông Tám chia sẻ.

Bà Trịnh Hồng Vân, Giám đốc nhân sự Công ty FSS cũng cho rằng các nhà trường cần phải bổ sung kỹ năng mềm cho sinh viên sắp ra trường. Từ những kỹ năng làm việc cơ bản về giao tiếp, liên lạc, báo cáo là những điều ở sinh viên nói chung mắc phải. Ví dụ, khi đến phỏng vấn, không đến được cũng không báo lại. Hoặc đến muộn…

Điều này có thể xuất phát từ việc nhiều sinh viên hiện nay học theo kiểu cuốn chiếu, đi làm sớm, có khi ngay từ khi còn là sinh viên. Điều đó khiến các bạn không được rèn luyện, có được kỹ năng mềm. Đây là điều mà các bạn cần phải lưu ý.

Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà trường

Để nâng cao chất lượng của sinh viên ra trường, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, đại diện từ các doanh nghiệp cho rằng, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà trường.

Ví dụ, về kỹ năng mềm, bà Trịnh Hồng Vân cho biết, một số trường thời gian gần đây có bổ sung thêm những khóa học kỹ năng mềm cho sinh viên. Như vậy, trong những năm sắp tới, doanh nghiệp sẽ có được những lứa sinh viên có kỹ năng mềm tốt hơn.

Ông Đoàn Thanh Tám thì cho rằng, nhà trường có ưu thế là đào tạo rất tốt về chuyên môn, đảm bảo được chuẩn đầu ra. Còn các doanh nghiệp lại có ưu thế các dự án thực tế, công việc thực tế và mang lại hiệu quả thực sự.

Cả nhà trường và doanh nghiệp cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Ví dụ, có những chương trình hợp tác từ việc làm đồ án của sinh viên (có thống kê, có tới 90% đồ án ra trường trước đây của sinh viên một trường ĐH “vứt xó”). Khi có sự kết hợp với các doanh nghiệp, các dự án thực tế doanh nghiệp sẽ là đề bài cho đồ án sinh viên. Sau 4 tháng – 1 năm sinh viên làm xong đồ án sẽ ứng dụng được vào luôn thực tế, sẽ rất tốt, không bị lãng phí.

Đứng từ góc độ đào tạo, ông Phó Đức Tài, Trưởng khoa Toán – Cơ – Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, những năm gần đây, Khoa rất chú trọng việc hợp tác giữa Nhà trường với doanh nghiệp.

Thông qua phản hồi từ doanh nghiệp, Khoa hiệu chỉnh nội dung giảng dạy để chất lượng sinh viên đầu ra ngày càng tốt và phù hợp với yêu cầu thực tế của thị trường lao động. Khoa còn mời các chuyên gia từ các cơ quan, doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước tham gia đào tạo cho sinh viên. Tín hiệu tích cực được phản ánh thông qua con số 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp; một số sinh viên thậm chí có việc làm đúng chuyên ngành đem lại thu nhập tốt từ khi chưa tốt nghiệp.

Liên quan đến việc học tiếng Anh của sinh viên, PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên chia sẻ, nhà trường gặp những trường hợp các sinh viên nói rằng, các em không thể nói được tiếng Anh rất thiếu tự tin. Nhà trường đã trao đổi với các em, việc phát âm hay, hoặc giao tiếp tốt… có thể do năng khiếu, có người có, có người không. Nhưng việc dùng tốt tiếng Anh trong công việc thì ai cũng có thể làm được nếu như đều chịu khó và có quyết tâm. Việc trang bị có được một ngoại ngữ tốt nói chung, và tiếng Anh nói riêng rất quan trọng trong thời đại ngày nay, nhất là đối với những công việc đòi hỏi phải đọc các tài liệu tiếng Anh sau này.
Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top