Nói không với đồ ăn sống

(khoahocdoisong.vn) - Tiết canh động vật, các món gỏi… có thể là món khoái khẩu của nhiều người, nhưng lại tiềm ẩn quá nhiều nguy cơ cho sức khỏe như nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, gây ngộ độc nặng.

Nguy hại từ tiết canh

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra các cảnh báo về bệnh liên cầu lợn và các nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm do ăn tiết canh lợn. Món tiết canh không chỉ gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm mà còn khiến người ăn mắc các bệnh như người nổi "gạo" vì sán lợn, toàn thân xuất hiện các ban hoại tử vì liên cầu lợn, giun xoắn từ món tiết canh lợn bệnh khiến các vùng cơ đau đớn… Đây là bệnh nguy hiểm, vì nếu nhiễm loại vi khuẩn này mà không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết gây choáng và có thể để lại những di chứng nặng nề với 60% bị ù tai giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn không hồi phục.

Cục An toàn thực phẩm cũng cảnh báo, giun xoắn là một loại giun đặc biệt nguy hiểm vượt hẳn ra ngoài giới hạn các bệnh giun sán thông thường. Nó cũng là bệnh giun duy nhất gây sốt cao kéo dài ở giai đoạn đầu có thể làm ta nhầm với các bệnh nhiễm khuẩn nặng như thương hàn, sốt rét…

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ Thực phẩm cho biết, đối với những con vật nuôi được nuôi trong điều kiện hữu cơ, thức ăn an toàn, vệ sinh chuồng trại tốt thì việc ăn tiết canh của chúng có thể là món bổ dưỡng. Nhưng hiện nay điều kiện chăn nuôi rất phức tạp, thức ăn khó kiểm soát, sẽ không tránh khỏi nguy cơ nhiễm các loại sán, giun, virus từ vật nuôi. Máu động vật là “bảng chỉ thị” các bệnh có trong con vật, nên khi ăn tiết canh, khả năng mắc liên cầu khuẩn, ký sinh trùng, sán lợn rất lớn.

“Một hệ thống các sinh vật ký sinh trong lợn sẽ theo đường tiêu hóa vào thẳng cơ thể người, dẫn đến nhiễm độc, thậm chí là tử vong. Nên dù tiết canh có là món khoái khẩu thì nhất thiết nên nói không với chúng. Nếu muốn thì có thể ăn tiết đã đun chín, khi đó vi khuẩn đã bị tiêu diệt rồi. Đừng vì sướng miệng mà có thể hại thân, thậm chí nằm liệt, tạo điều kiện cho bao nhiêu ký sinh trùng đi vào cơ thể để tác oai tác quái”, PGS.TS Nguyễn Duy Thinh cho biết.

Chanh, gừng, mù tạt không diệt được vi khuẩn

Ngoài tiết canh, các món gỏi cũng được khá nhiều người ưa thích bởi hương vị tươi ngon. Theo TS Phạm Minh Đăng, Viện Chăn nuôi, các món gỏi chỉ an toàn trong điều kiện nuôi trồng thực sự an toàn, sạch. Ví dụ như cá ngừ thường sống ở vùng biển sâu, ít ô nhiễm, đánh bắt an toàn thì người ta dùng làm gỏi được. Hay cá hồi sống ở vùng nước chảy, sạch, nên món gỏi cá hồi cũng rất được ưa thích. Hay tôm hùm cũng vậy. Nhưng nếu những con cá, tôm này sống trong điều kiện không tốt  như môi trường ô nhiễm, thức ăn không đảm bảo thì việc ăn gỏi lại rất nguy hiểm.

Nhiều người cho rằng khi ăn gỏi, thực phẩm được ngâm trong nước chanh, mù tạt… thì có thể loại bỏ được vi khuẩn, nhưng đây chỉ là cách để làm thực phẩm có được hương vị ngon hơn, cũng diệt được vi khuẩn bên ngoài, nhưng không thể loại được độc tố nếu con cá, tôm đó sống trong môi trường ô nhiễm. Để loại bớt chất độc hại trong cá, tôm, trước khi ăn vài ngày, người ta phải thả tôm, cá đó trong môi trường nước sạch để chúng loại bỏ độc tố, như một cách để thải độc. Việc khi ăn kèm theo các gia vị có tính diệt khuẩn như chanh, gừng, mù tạt… không hòa tan được độc tố có trong các món gỏi.

“Trước đây, khi môi trường chưa ô nhiễm, người ta có thể ăn cả gỏi cá mè, tiết canh, thậm chí là cá sống ở một số vùng đồng bào dân tộc… Nhưng giờ, nguyên tắc ăn uống phải là “ăn chín, uống sôi”. Nếu là các mon gỏi thì phải chắc chắn được về nguồn nguyên liệu, kiểm soát được quy trình chăn nuôi. Có như thế mới tránh được những nguy cơ nhiễm độc thực phẩm”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.

Theo các chuyên gia, cả lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim cũng có thể mang vi khuẩn liên cầu lợn. Những loài động vật này mang mầm bệnh nhưng chúng không gây bệnh, nếu có chỉ gây bệnh nhẹ, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng mới gây nguy hiểm. Do đó, không nên dùng thực phẩm sống, tái trong bất cứ trường hợp nào.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top