Nồi cơm điện hỏng rơ-le vì cơm cháy

Nhiều người có thói quen ấn nhiều lần nút “Cook” để tạo cơm cháy, nhưng chính cách làm đó lại khiến nồi cơm điện hỏng rơ-le.
Ấn nút

Ấn nút “Cook” nhiều lần khiến nồi cơm điện hỏng rơ-le.

Hỏi: Tôi thích ăn cơm cháy nên khi nấu nồi cơm điện thường nhấn nút “Cook” nhiều lần để tạo cháy. Xin hỏi làm như vậy có ảnh hưởng gì đến nồi không?

Nguyễn Hoàng Oanh (Hà Nôị)

KS Trương Văn Hùng, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Hùng Lâm, cho biết nhiều người có thói quen ấn nhiều lần nút “Cook” để tạo cơm cháy, nhưng đây là việc không nên vì ấn nút “Cook” nhiều lần trong một lần nấu sẽ làm giảm tuổi thọ của nồi, khiến rơ-le bật hoặc tắt không chính xác, nồi cơm điện hỏng rơ-le dễ khiến cơm bị sống hoặc quá lửa.

Trường hợp không do ấn nút nấu nhiều lần mà cơm vẫn bị cháy thì nguyên nhân do rơ-le ngắt muộn. Gặp hiện tượng này  cũng cho thấy nồi cơm điện hỏng rơ-le và nên thay rơ-le mới.

Để nồi cơm điện bền và nấu cơm ngon, trước khi cho vào nồi, bạn nên lau khô xung quanh bên ngoài xoong nấu; Khi đặt xoong vào nồi cơm bạn phải lưu ý dùng 2 tay đặt vào cho cân, tránh dùng 1 tay có thể làm hỏng rơ-le chính của nồi.

Sau khi đặt xoong vào nồi, bạn nên xoay nửa vòng qua trái hoặc qua phải để rơ-le tiếp xúc đều với đáy nồi, tránh hiện tượng cơm bị sống.

PV

Theo Đời sống
Trẻ suy thận cấp vì tiêu chảy

Bé 4 tuổi suy thận cấp vì tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy cấp có tốc độ đào thải phân cao có thể 10-15 lần/ngày, kèm theo thời tiết nắng nóng là nguyên nhân dễ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Thay máu thành công cứu bé gáy 72 giờ tuổi vàng da nặng

Thay máu cứu bé gái sơ sinh vàng da nặng

Vàng da sơ sinh tán huyết sẽ thấm qua hàng rào máu não gây các biến chứng thần kinh không thể hồi phục, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm thần, vận động của trẻ. Vì vậy, cần phát hiện sớm.
back to top