Nobel Hóa học 2020 cho hai nhà khoa học tìm ra công cụ chỉnh sửa gen

Giải Nobel Hóa học năm 2020 được trao cho hai nhà khoa học nữ Emmanuelle Charpentier và Jennifer Doudna vì phát triển phương pháp chỉnh sửa gen, giúp "viết lại mã sự sống".

<div> <p>Giải thưởng được c&ocirc;ng bố bởi &ocirc;ng G&ouml;ran K. Hansson, tổng thư k&yacute; Viện h&agrave;n l&acirc;m Khoa học Ho&agrave;ng gia Thụy Điển, tại Stockholm ng&agrave;y 7/10.</p> <p>Tổng tiền thưởng cho giải Nobel H&oacute;a học 2020 l&agrave; hơn <abbr class="rate-usd">1,1 triệu USD</abbr>, sẽ chia đều cho hai nh&agrave; khoa học Emmanuelle Charpentier v&agrave; Jennifer Doudna.</p> <p>Theo th&ocirc;ng c&aacute;o từ viện, b&agrave; Charpentier l&agrave; nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu l&agrave;m việc tại Đơn vị Khoa học Mầm bệnh Max Planck ở Berlin, Đức. Trong khi đ&oacute;, b&agrave; Doudna c&ocirc;ng t&aacute;c tại Đại học California - Berkeley, Mỹ.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="nobel hoa hoc 2020 anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/10/07/znews-photo-zadn-vn_3500.jpg" title="nobel hóa học 2020 ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Giải Nobel H&oacute;a học năm 2020 được trao cho hai nh&agrave; khoa học nữ Emmanuelle Charpentier (tr&aacute;i) v&agrave; Jennifer Doudna. Ảnh:<em> Reuters.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Hai nh&agrave; khoa học đ&atilde; ph&aacute;t triển một trong những c&ocirc;ng cụ sắc b&eacute;n nhất của c&ocirc;ng nghệ gen: k&eacute;o chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9. Sử dụng c&ocirc;ng cụ n&agrave;y, c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu c&oacute; thể thay đổi ADN của động vật, thực vật v&agrave; vi sinh vật với độ ch&iacute;nh x&aacute;c cao.</p> <p>&Ocirc;ng Hansson gọi đ&acirc;y l&agrave; &quot;c&ocirc;ng cụ viết lại m&atilde; sự sống&quot;, ca ngợi ảnh hưởng c&aacute;ch mạng của c&ocirc;ng nghệ n&agrave;y đến đời sống khoa học. Th&agrave;nh tựu của hai nh&agrave; khoa học đ&oacute;ng g&oacute;p v&agrave;o việc t&igrave;m ra c&aacute;c phương ph&aacute;p mới để điều trị ung thư, cũng như biến giấc mơ chữa khỏi c&aacute;c bệnh di truyền trở th&agrave;nh sự thật.</p> <p>Giới nghi&ecirc;n cứu cần chỉnh sửa gen trong tế b&agrave;o nếu họ muốn t&igrave;m hiểu về hoạt động b&ecirc;n trong của sự sống. Việc n&agrave;y từng rất tốn thời gian, kh&oacute; khăn v&agrave; đ&ocirc;i khi kh&ocirc;ng thể thực hiện. Với &quot;k&eacute;o chỉnh sửa gene&quot; CRISPR/Cas9, họ giờ đ&acirc;y c&oacute; thể thay đổi m&atilde; sự sống trong một v&agrave;i tuần.</p> <p>&quot;C&oacute; sức mạnh to lớn trong c&ocirc;ng cụ chỉnh sửa gen n&agrave;y, ảnh hưởng đến tất cả ch&uacute;ng ta. N&oacute; kh&ocirc;ng chỉ tạo ra cuộc c&aacute;ch mạng trong khoa học cơ bản m&agrave; c&ograve;n tạo ra những m&ugrave;a vụ đổi mới v&agrave; đưa đến những phương ph&aacute;p điều trị y tế mới mang t&iacute;nh đột ph&aacute;&quot;, Claes Gustafsson, chủ tịch Ủy ban Nobel H&oacute;a học, n&oacute;i.</p> <p>Th&ocirc;ng thường trong khoa học, việc ph&aacute;t hiện ra những chiếc k&eacute;o di truyền n&agrave;y lu&ocirc;n nằm ngo&agrave;i dự liệu. Trong qu&aacute; tr&igrave;nh nghi&ecirc;n cứu của b&agrave; Charpentier về vi khuẩn Streptococcus pyogenes, một trong những vi khuẩn g&acirc;y hại nhiều nhất cho lo&agrave;i người, b&agrave; đ&atilde; ph&aacute;t hiện ra một ph&acirc;n tử (module) chưa từng được biết đến trước đ&acirc;y, tracrRNA.</p> <p>Nghi&ecirc;n cứu của b&agrave; cho thấy tracrRNA l&agrave; một phần của hệ thống miễn dịch cổ đại ở vi khuẩn, CRISPR/Cas, c&oacute; chức năng giải trừ virus bằng c&aacute;ch ph&acirc;n cắt ADN của ch&uacute;ng.</p> <p>B&agrave; Charpentier c&ocirc;ng bố kh&aacute;m ph&aacute; của m&igrave;nh v&agrave;o năm 2011. C&ugrave;ng năm đ&oacute;, b&agrave; bắt đầu hợp t&aacute;c với Jennifer Doudna, chuy&ecirc;n gia h&oacute;a sinh gi&agrave;u kinh nghiệm với kiến ​​thức rộng lớn về vật liệu di truyền. C&ugrave;ng nhau, họ đ&atilde; th&agrave;nh c&ocirc;ng trong việc t&aacute;i tạo chiếc k&eacute;o di truyền của vi khuẩn n&oacute;i tr&ecirc;n trong một ống nghiệm v&agrave; đơn giản h&oacute;a c&aacute;c th&agrave;nh phần ph&acirc;n tử của chiếc k&eacute;o để ch&uacute;ng dễ sử dụng hơn.</p> <p>Trong một th&iacute; nghiệm mang t&iacute;nh thời đại, họ đ&atilde; lập tr&igrave;nh lại chiếc k&eacute;o di di truyền. Ở dạng tự nhi&ecirc;n, chiếc k&eacute;o nhận ra ADN từ virus, nhưng b&agrave; Charpentier v&agrave; b&agrave; Doudna đ&atilde; chứng minh rằng ch&uacute;ng c&oacute; thể được kiểm so&aacute;t để c&oacute; thể cắt bất kỳ ph&acirc;n tử ADN n&agrave;o tại một vị tr&iacute; x&aacute;c định trước. Khi ADN bị cắt ở đ&acirc;u th&igrave; rất dễ d&agrave;ng để viết lại m&atilde; sự sống.</p> <p>Kể từ khi hai nh&agrave; khoa học ph&aacute;t hiện ra k&eacute;o di truyền CRISPR/Cas9 v&agrave;o năm 2012, việc sử dụng ch&uacute;ng đ&atilde; b&ugrave;ng nổ. C&ocirc;ng cụ n&agrave;y đ&atilde; đ&oacute;ng g&oacute;p v&agrave;o nhiều kh&aacute;m ph&aacute; quan trọng trong nghi&ecirc;n cứu cơ bản, v&agrave; c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu thực vật đ&atilde; c&oacute; thể ph&aacute;t triển c&aacute;c loại c&acirc;y trồng chống chịu được nấm mốc, s&acirc;u bệnh v&agrave; hạn h&aacute;n.</p> <p>Trong y học, c&aacute;c thử nghiệm l&acirc;m s&agrave;ng về liệu ph&aacute;p điều trị ung thư mới đang được tiến h&agrave;nh, v&agrave; c&aacute;c bệnh di truyền c&oacute; thể sắp c&oacute; c&aacute;ch chữa khỏi. Những chiếc k&eacute;o di truyền n&agrave;y đ&atilde; đưa ng&agrave;nh khoa học sự sống bước sang kỷ nguy&ecirc;n mới v&agrave; theo nhiều c&aacute;ch, đang mang lại lợi &iacute;ch lớn nhất cho lo&agrave;i người.</p> <p>Từ năm 1901 đến năm 2019, giải Nobel H&oacute;a học đ&atilde; được trao 111 lần, trong đ&oacute; 63 lần chỉ trao cho một người. Năm phụ nữ từng nhận giải Nobel H&oacute;a học, theo thống k&ecirc; tr&ecirc;n website giải thưởng.</p> <p>Người nhỏ tuổi nhất từng nhận giải thưởng l&agrave; Fr&eacute;d&eacute;ric Joliot, ở tuổi 35 năm 1935, trong khi người lớn tuổi nhất được trao giải l&agrave; John B. Goodenough, ở tuổi 97 năm 2019. Frederick Sanger l&agrave; người duy nhất từng gi&agrave;nh 2 giải Nobel H&oacute;a học, v&agrave;o c&aacute;c năm 1958 v&agrave; 1980.</p> <p>Giải Nobel H&oacute;a học năm 2019 được trao cho 3 nh&agrave; khoa học - John B. Goodenough (l&agrave;m việc tại Mỹ), Stanley Whittingham (Mỹ) v&agrave; Akira Yoshino (Nhật Bản) - v&igrave; ph&aacute;t minh pin lithium-ion, gi&uacute;p x&acirc;y dựng &quot;một thế giới c&oacute; thể sạc được&quot; như ng&agrave;y h&ocirc;m nay.</p> <p>Nghi&ecirc;n cứu của c&aacute;c nh&agrave; khoa học n&agrave;y từ thập ni&ecirc;n 1970 đ&atilde; gi&uacute;p tạo ra sản phẩm được ứng dụng rộng r&atilde;i tr&ecirc;n nhiều thiết bị c&ocirc;ng nghệ hiện nay, từ điện thoại di động đến m&aacute;y t&iacute;nh x&aacute;ch tay, xe điện v&agrave; thu ổn định c&aacute;c nguồn năng lượng t&aacute;i tạo như điện Mặt Trời v&agrave; điện gi&oacute;.</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo zingnews.vn
back to top