Những vị thuốc quý từ sen

(khoahocdoisong.vn) - Trong Đông y, nhiều bộ phận của cây sen từ hạt sen, tâm sen, ngó sen, lá sen... đều được dùng để làm thuốc.

- Liên thạch, thạch liên tử, quả sen còn nguyên vỏ đỏ bên ngoài: Vị ngọt hơi đắng, Đông y dùng để điều trị chứng lỵ, chứng cấm khẩu.

- Liên nhục (hạt sen) vị hơi ngọt tính bình, ngoài làm thức ăn bổ dưỡng, còn dùng điều trị các bệnh ở tỳ, thận, tim. Trị các chứng tỳ hư đại tiện lỏng, di tinh, chứng đới hạ của phụ nữ, tim hồi hộp mất ngủ. Bài thuốc trị chứng tỳ hư đại tiện phân lỏng: Liên nhục 50g, ý dĩ 15g, biển đậu (sao) 15g, hồng táo 10 quả sắc nước uống hàng ngày, uống liên tục 20 ngày bệnh sẽ khỏi. Làm thức ăn bổ dưỡng có thể hầm với gà, vịt, bồ câu...

- Liên tử tâm (tâm sen): Vị đắng tính hàn điều trị các bệnh ở tim, thận có tác dụng thanh nhiệt trong tim, làm hạ huyết áp, làm hai tạng tim và thận thông nhau để khỏi sinh bệnh, trị cố tinh, trẻ em sốt cao, mê sảng, nói nhảm, người huyết nhiệt nôn ra máu, chảy máu cam.

- Liên ngẫu (ngó sen): Vị ngọt, tính mát nếu dùng sống, nếu nấu chín tính ôn, điều trị các bệnh ở tim, gan, tỳ, vị. Dùng sống loại non, nhỏ, rửa sạch, mài nước đặc uống có tác dụng mát huyết, cầm huyết, tiêu huyết ứ để sinh huyết mới, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, trị tiểu đường, giải rượu, uống ngày ba lần, mỗi lần 20-40 ml. Dùng chín loại già, củ to có tác dụng bổ tỳ vị, bổ tâm an thần, ích huyết, mài bột làm thuốc bổ dưỡng cho người già, người mới ốm dậy cơ thể suy nhược, sau khi phẫu thuật chóng liền vết mổ, phụ nữ sau khi sinh huyết hư gầy yếu. sao cháy để cầm máu. Làm thức ăn bổ dưỡng, xào với thịt bò, làm nộm, nấu canh, ninh với thịt nạc…

- Liên phòng (gương sen): Vị đắng chát, tính ấm, điều trị các chứng đau bụng trướng đầy, phụ nữ huyết uất kinh nguyệt không ra, băng huyết, sắc cùng một số vị thuốc khác cho bệnh nhân uống.

- Liên tu, tua nhị của hoa sen: Vị ngọt tính bình, có tác dụng làm mát tim, cố thận để giữ tinh, trị các bệnh hoạt tinh, mộng tinh, di tinh, đái dầm, đi tiểu tiện nhiều lần trong ngày. Được dùng trong bài “kim tỏa cố tinh hoàn”.

- Lá sen, hà diệp: Vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị chứng tâm phiền mất ngủ, đau dạ dày do nhiệt, cố tinh, ích nguyên khí, trị chứng thử thấp mùa hè, xuất huyết do nhiệt. 

TTND.BS Cao cấp Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y VN

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top