Những thanh niên cảm tử mở đường qua Mã Pì Lèng

Hơn 50 năm trước, 20 người trong đội cảm tử mở đường qua Mã Pì Lèng đều được làm lễ truy điệu sống vào mỗi buổi sáng.

<div> <p style="text-align: justify;">Ở trung t&acirc;m TP H&agrave; Giang c&oacute; một khu phố tập trung kh&aacute; nhiều gia đ&igrave;nh gốc g&aacute;c Nam Định, Hải Dương. Họ ch&iacute;nh l&agrave; những cựu thanh ni&ecirc;n xung phong từng tham gia mở đường Hạnh Ph&uacute;c nối liền H&agrave; Giang - Đồng Văn - M&egrave;o Vạc. Sau khi con đường ho&agrave;n th&agrave;nh, nhiều người v&igrave; y&ecirc;u mến mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc đ&atilde; ở lại sinh cơ, lập nghiệp, gắn b&oacute; với H&agrave; Giang.&nbsp;</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Ông Nguyễn Mạnh Thuỳ. Ảnh: VT. " src="https://khds.1cdn.vn/2019/09/29/72192141-396819717677475-15636-3358-6644-1570806987.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng Nguyễn Mạnh Thuỳ. Ảnh: <em>VT.&nbsp;</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Trong căn nh&agrave; nhỏ tr&ecirc;n đường Trần Ph&uacute;, nhắc lại chuyện mở đường Hạnh Ph&uacute;c c&aacute;ch đ&acirc;y hơn 50 năm, &ocirc;ng Nguyễn Mạnh Thuỳ (80 tuổi), Chủ tịch hội cựu thanh ni&ecirc;n xung phong tỉnh H&agrave; Giang bảo mỗi lần nghe &ocirc;ng n&oacute;i về những năm th&aacute;ng ấy, con ch&aacute;u &ocirc;ng đều coi đ&oacute; l&agrave; chuyện &quot;thần thoại&quot;.</p> <p style="text-align: justify;">Đầu năm 1963, khi tuyến đường Hạnh Ph&uacute;c từ H&agrave; Giang đến Đồng Văn sắp khai th&ocirc;ng, Tỉnh uỷ H&agrave; Giang quyết định mở tiếp đoạn từ Đồng Văn đến M&egrave;o Vạc.&nbsp;&quot;Đường Đồng Văn - M&egrave;o Vạc d&agrave;i 22km nhưng chỉ c&oacute; 10km ở hai đầu l&agrave; đất hoặc đất x&iacute;t, c&ograve;n lại l&agrave; to&agrave;n đ&aacute; v&ocirc;i xanh&quot;, tờ tr&igrave;nh về đoạn qua đ&egrave;o M&atilde; P&igrave; L&egrave;ng của C&ocirc;ng trường Đồng Văn th&aacute;ng 3/1964 viết.&nbsp;V&igrave; vậy, c&ocirc;ng trường đề nghị tỉnh v&agrave; khu tự trị Việt Bắc tuyển th&ecirc;m nh&acirc;n lực để mở đoạn đường n&agrave;y.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Trung ương Đo&agrave;n đ&atilde; huy động 300 thanh ni&ecirc;n xung phong từ Nam Định v&agrave; Hải Dương bổ sung cho c&ocirc;ng trường.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Hưởng ứng lời k&ecirc;u gọi, bất chấp sự phản đối của gia đ&igrave;nh, &ocirc;ng Thuỳ đăng k&yacute; đi mở đường.&nbsp;&quot;L&uacute;c đ&oacute;, t&ocirc;i vẫn c&ograve;n l&agrave; học sinh nhưng hăng h&aacute;i lắm, vừa muốn biết đất nước m&igrave;nh d&agrave;i rộng đến đ&acirc;u, vừa muốn cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc n&ecirc;n d&ugrave; kh&oacute; khăn đến mấy t&ocirc;i cũng quyết t&acirc;m l&ecirc;n đường&quot;, &ocirc;ng nhớ lại.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Để mở đoạn đường 2 km qua những v&aacute;ch đ&aacute; tr&ecirc;n đỉnh đ&egrave;o M&atilde; P&igrave; L&egrave;ng, c&ocirc;ng trường Đồng Văn quyết định th&agrave;nh lập đội thanh ni&ecirc;n cảm tử (đội cơ dũng). </strong>Đ&oacute; l&agrave; những người được giao nhiệm vụ khai th&ocirc;ng đường c&ocirc;ng vụ rộng từ 1 m đến 1,2 m từ b&ecirc;n n&agrave;y sang b&ecirc;n kia M&atilde; P&igrave; L&egrave;ng l&agrave;m cơ sở cho chủ lực mở đường.&nbsp;V&igrave; phải leo cao gặp to&agrave;n nguy hiểm đội thanh ni&ecirc;n n&agrave;y được kiểm tra sức khỏe mọi mặt v&agrave; gồm những người c&oacute; nghị lực chiến đấu. To&agrave;n thể anh em đ&atilde; kinh qua v&agrave; th&agrave;nh thạo c&ocirc;ng t&aacute;c mở đường.</p> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng Thuỳ nhớ rất r&otilde;, ngay khi l&atilde;nh đạo c&ocirc;ng trường ph&aacute;t động đ&atilde; c&oacute; hơn 100 người t&igrave;nh nguyện đăng k&yacute; tham gia đội cảm tử nhưng chỉ c&oacute; 20 người khoẻ mạnh nhất được chọn. C&ocirc;ng trường chuẩn bị 2 tấn d&acirc;y thừng để những thanh ni&ecirc;n n&agrave;y treo m&igrave;nh tr&ecirc;n v&aacute;ch n&uacute;i M&atilde; P&igrave; L&egrave;ng, đục đ&aacute;, g&agrave;i m&igrave;n, mở đường.</p> <p style="text-align: justify;">Trước khi đội cảm tử bắt đầu đục đ&aacute; mở đường, ban chỉ huy c&ocirc;ng trường đ&atilde; chuẩn bị sẵn 20 cỗ quan t&agrave;i, để ph&ograve;ng khi xảy ra điều kh&ocirc;ng may. Nhưng v&igrave; thời gian gấp g&aacute;p n&ecirc;n mới c&oacute; 11 chiếc được ho&agrave;n th&agrave;nh, cất giấu ở l&aacute;n nhỏ c&aacute;ch M&atilde; P&igrave; L&egrave;ng 2 km.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Mỗi ng&agrave;y, những thanh ni&ecirc;n cảm tử phải treo m&igrave;nh tr&ecirc;n v&aacute;ch n&uacute;i l&agrave;m việc suốt 8 giờ. Đến bữa trưa, cấp dưỡng sẽ d&ugrave;ng d&acirc;y thừng chuyển cơm, nước uống cho họ. Đội cảm tử được ưu ti&ecirc;n hơn những người kh&aacute;c l&agrave; c&oacute; một nắm cơm kh&ocirc;ng độn ng&ocirc;, sắn v&agrave; c&oacute; mấy con c&aacute; kh&ocirc;. V&igrave; kh&ocirc;ng c&oacute; ch&egrave;, cấp dưỡng d&ugrave;ng cơm ch&aacute;y đun trong nước, ph&aacute;t cho mỗi người một bi đ&ocirc;ng, uống để hạn chế ra mồ h&ocirc;i, tr&aacute;nh mất sức.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Đội thanh ni&ecirc;n cảm tử l&agrave;m việc cần mẫn như những con mối b&aacute;m m&igrave;nh v&agrave;o v&aacute;ch đ&aacute; M&atilde; P&igrave; L&egrave;ng để đục từng lỗ, cậy từng vi&ecirc;n đ&aacute;, mở từng cm đường.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Đội thanh niên cảm tử treo mình trên vách núi mở đường qua Mã Pì Lèng. Ảnh tư liệu " src="https://khds.1cdn.vn/2019/09/23/ip-cua-nhich-1393-2282-1570806987.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Đội thanh ni&ecirc;n cảm tử treo m&igrave;nh tr&ecirc;n v&aacute;ch n&uacute;i mở đường qua M&atilde; P&igrave; L&egrave;ng.<em> Ảnh tư liệu&nbsp;</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">&quot;Mỗi s&aacute;ng, trước khi cầm cuốc, cho&ograve;ng đi l&agrave;m, ch&uacute;ng t&ocirc;i l&agrave;m lễ ch&agrave;o cờ v&agrave; truy điệu sống những thanh ni&ecirc;n trong đội cơ dũng&quot;, &ocirc;ng Thuỳ nhớ lại v&agrave; đọc hai c&acirc;u thơ &ocirc;ng l&agrave;m để nhớ về những ng&agrave;y th&aacute;ng ấy: &quot;Về đến H&agrave; Giang mới biết l&agrave; m&igrave;nh c&ograve;n sống/ Mới biết l&agrave; m&igrave;nh chưa chết đ&oacute; th&ocirc;i&quot;.</p> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng Phạm Văn Cấn, đồng hương với &ocirc;ng Nguyễn Mạnh Thuỳ kể, khi &ocirc;ng đang học cấp hai th&igrave; được &ocirc;ng Thuỳ rủ đi t&igrave;nh nguyện l&agrave;m đường ở Đồng Văn. &Ocirc;ng b&iacute; mật đi đăng k&yacute;, đến tận ng&agrave;y l&ecirc;n đường mới b&aacute;o cho bố mẹ biết.</p> <p style="text-align: justify;">&quot;Ng&agrave;y đ&oacute;, M&atilde; P&igrave; L&egrave;ng chỉ l&agrave; đường ngựa thồ, b&ecirc;n cạnh l&agrave; vực s&ocirc;ng Nho Quế, mỗi lần nh&igrave;n xuống l&agrave; sợ lắm. Anh em cơ dũng phải treo m&igrave;nh d&acirc;y thừng thả người xuống lưng chừng n&uacute;i. Mỗi người tay cầm một chiếc cho&ograve;ng d&agrave;i chừng 30 cm, tay kia cầm chiếc b&uacute;a nhỏ. Lưng đeo b&igrave;nh t&ocirc;ng nước. Khi đục lỗ để g&agrave;i m&igrave;n th&igrave; ai cũng chỉ đứng được một ch&acirc;n&quot;, &ocirc;ng kể.</p> <p style="text-align: justify;">Mỗi ng&agrave;y, mỗi thanh ni&ecirc;n cảm tử chỉ đục được khoảng 80 - 100 cm lỗ cho&ograve;ng để g&agrave;i m&igrave;n. Đến chiều, khi đục xong th&igrave; tự tay họ ch&acirc;m ng&ograve;i d&acirc;y ch&aacute;y chậm rồi leo ngược l&ecirc;n theo d&acirc;y thừng để tho&aacute;t th&acirc;n.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Để khai th&ocirc;ng đoạn đường từ Đồng Văn qua M&atilde; P&igrave; L&egrave;ng đến M&egrave;o Vạc, nhiều thanh ni&ecirc;n đ&atilde; hi sinh.</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đến giờ, sau 50 năm, &ocirc;ng Nguyễn Đức Thiện, cựu thanh ni&ecirc;n xung phong mở đường ở M&atilde; P&igrave; L&egrave;ng vẫn nhớ m&atilde;i h&igrave;nh ảnh hai người đồng đội, người bạn th&acirc;n đ&atilde; ng&atilde; xuống tr&ecirc;n cung đường n&agrave;y.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Hồi đ&oacute;, &ocirc;ng Thiện ở c&ugrave;ng với người bạn Nam Định l&agrave; Vũ Cao V&acirc;n. Hai người thương y&ecirc;u nhau như anh em ruột thịt. Ban ng&agrave;y họ đi l&agrave;m c&ugrave;ng nhau, đ&ecirc;m về ngủ chung chiếc giường nhỏ, đắp chung chiếc chăn chi&ecirc;n của đơn vị ph&aacute;t, trong l&aacute;n trại bằng c&acirc;y sậy, ng&ocirc; tạm bợ.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">S&aacute;ng 1/3/1964, được đơn vị cho nghỉ, &ocirc;ng v&agrave; Vũ Cao V&acirc;n ra chợ Đồng Văn chơi. &Ocirc;ng mua đ&ocirc;i gi&agrave;y vải trắng để đi l&agrave;m, c&ograve;n bạn mua c&acirc;n khoai lang luộc.&nbsp;S&aacute;ng h&ocirc;m sau, trước khi ăn cơm s&aacute;ng, V&acirc;n mang khoai chia cho từng người trong tiểu đội v&agrave; nhắc mọi người nhớ ăn. Rồi tất cả ra c&ocirc;ng trường l&agrave;m việc.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">&quot;7h30, V&acirc;n mang đ&ocirc;i gi&agrave;y trắng t&ocirc;i mới mua đi kiểm tra, nhắc anh em l&agrave;m việc dưới ch&acirc;n n&uacute;i. T&ocirc;i c&agrave;u nh&agrave;u th&igrave; cậu ấy bảo: &quot;Tớ kh&ocirc;ng chết đ&acirc;u m&agrave; lo. Nếu hỏng tớ mua đ&ocirc;i kh&aacute;c đẹp hơn trả cậu&quot;. V&acirc;n vừa dứt lời th&igrave; một vỉa đ&aacute; lớn đổ xuống mặt đường, đ&uacute;ng chỗ cậu ấy đứng&quot;, &ocirc;ng Thiện nhớ lại. L&uacute;c đ&oacute;, &ocirc;ng Thiện l&agrave;m c&aacute;ch chỗ bạn 10 m. H&ocirc;m sau, đồng đội mới t&igrave;m được thi thể của V&acirc;n.&nbsp;Nhưng nỗi đau chưa dừng lại ở đ&oacute;. Một năm sau c&aacute;i chết của người bạn th&acirc;n, &ocirc;ng Thiện phải chứng kiến một đồng đội kh&aacute;c nằm lại với M&atilde; P&igrave; L&egrave;ng.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Đầu th&aacute;ng 3/1965, đoạn đường v&aacute;ch đ&aacute; M&atilde; P&igrave; L&egrave;ng đ&atilde; được những thanh ni&ecirc;n cảm tử khai th&ocirc;ng, c&oacute; thể đi bộ qua lại. Đại đội &ocirc;ng Thiện được cử đến hỗ trợ dọn dẹp, khu&acirc;n đ&aacute;, mở rộng mặt đường.&nbsp;S&aacute;ng 4/3, mọi người đang miệt m&agrave;i l&agrave;m việc th&igrave; một tảng đ&aacute; lớn từ tr&ecirc;n cao lăn xuống mặt đường. Ai nấy đều tr&aacute;nh được. Nhưng c&oacute; hai bố con người H&#39;M&ocirc;ng vừa đi đến đ&oacute;, v&igrave; qu&aacute; hốt hoảng, n&ecirc;n su&yacute;t sa ch&acirc;n xuống vực. Thấy vậy, tiểu đội trưởng Đ&agrave;o Ngọc Phẩm lao tới, nắm cổ tay hai bố con, k&eacute;o l&ecirc;n. Nhưng ch&agrave;ng thanh ni&ecirc;n Phẩm kh&ocirc;ng may ng&atilde; xuống vực s&ocirc;ng Nho Quế.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">&quot;Sự hi sinh của anh Phẩm khiến mọi người qu&aacute; b&agrave;ng ho&agrave;ng v&agrave; đau buồn. Bởi khi đ&oacute;, con đường kh&oacute; khăn nhất qua đỉnh đ&egrave;o M&atilde; P&igrave; L&egrave;ng đ&atilde; sắp ho&agrave;n thiện&quot;, &ocirc;ng Thiện nhớ về đồng đội, giọng trầm buồn.&nbsp;</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Đường Hạnh phúc ngày nay. Ảnh: Giang Huy. " src="https://khds.1cdn.vn/2019/09/18/ma-pi-leng-2-2758-1570847280.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Đường Hạnh ph&uacute;c ng&agrave;y nay. Ảnh: <em>Giang Huy.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><strong>Kh&ocirc;ng chỉ phải chịu cực nhọc, hi sinh tr&ecirc;n c&ocirc;ng trường m&agrave; những thanh ni&ecirc;n xung phong l&agrave;m đường Hạnh Ph&uacute;c c&ograve;n phải vượt qua nhiều kh&oacute; khăn, thiếu thốn trong sinh hoạt.&nbsp;&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;">Sau mấy chục năm, &ocirc;ng Nguyễn Mạnh Thuỳ vẫn kh&ocirc;ng qu&ecirc;n cảm gi&aacute;c th&egrave;m nước hơn bất cứ thứ g&igrave;. Khi đ&oacute; nước ở c&ocirc;ng trường rất hiếm, n&ecirc;n mỗi ng&agrave;y c&aacute;c đại đội phải cử h&agrave;ng chục người đi g&aacute;nh nước từ xa về. V&igrave; phải d&ugrave;ng th&ugrave;ng sắt t&acirc;y, n&ecirc;n về đến nơi chỉ c&ograve;n một phần. &quot;Gạo thịt ch&uacute;ng t&ocirc;i c&oacute; thể để ngo&agrave;i, nhưng mỗi khi c&oacute; nước về th&igrave; phải mang v&agrave;o kho kho&aacute; lại cẩn thận. Mỗi s&aacute;ng, mỗi người chỉ được ph&aacute;t một ca nước vừa đ&aacute;nh răng, rửa mặt, vệ sinh c&aacute; nh&acirc;n. Nước d&ugrave;ng rồi được tận dụng mang ra đục lỗ cho&ograve;ng hoặc tưới rau tăng gia&quot;, &ocirc;ng n&oacute;i.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Kh&ocirc;ng chỉ ăn uống kham khổ, những c&ocirc;ng nh&acirc;n mở đường c&ograve;n phải chống chọi với bệnh sốt r&eacute;t ho&agrave;nh h&agrave;nh. Tr&ecirc;n c&ocirc;ng trường chỉ c&oacute; loại thuốc k&yacute; ninh v&agrave;ng để chống sốt r&eacute;t n&ecirc;n kh&ocirc;ng thấm v&agrave;o đ&acirc;u với muỗi, vắt rừng đốt mỗi đ&ecirc;m.&nbsp;Kh&ocirc;ng &iacute;t người phải nằm lại với con đường v&igrave; sốt r&eacute;t &aacute;c t&iacute;nh.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">B&ugrave; đắp lại những gian khổ ấy l&agrave; t&igrave;nh cảm của đồng b&agrave;o c&aacute;c d&acirc;n tộc dọc tuyến đường d&agrave;nh cho những thanh ni&ecirc;n mở đường. Theo &ocirc;ng Thuỳ, mỗi khi người d&acirc;n thịt con g&agrave; cũng đều nhớ mang cho thanh ni&ecirc;n xung phong một đ&ugrave;i. &quot;C&oacute; lần b&agrave; con trong bản thịt con b&ograve;, rồi g&aacute;nh hẳn một đ&ugrave;i mang cho ch&uacute;ng t&ocirc;i&quot;, &ocirc;ng n&oacute;i.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Th&aacute;ng 3/1965, lễ khai th&ocirc;ng con đường từ H&agrave; Giang đến huyện M&egrave;o Vạc d&agrave;i 185 km, được tổ chức tại s&acirc;n vận động huyện M&egrave;o Vạc. H&agrave;ng ngh&igrave;n người d&acirc;n từ c&aacute;c bản l&agrave;ng n&ocirc; nức mang cờ, hoa k&eacute;o ra dọc đường để lần đầu tận mắt nh&igrave;n thấy từng đo&agrave;n &ocirc; t&ocirc; nối đu&ocirc;i nhau đi tr&ecirc;n đường Hạnh Ph&uacute;c. &quot;T&ocirc;i thấy nhiều cụ gi&agrave; đ&atilde; gi&agrave;, vẫn nhờ con ch&aacute;u c&otilde;ng ra đứng b&ecirc;n đường. Nhiều người mừng rơi nước mắt c&ugrave;ng ch&uacute;ng t&ocirc;i&quot;, cựu thanh ni&ecirc;n xung phong Nguyễn Mạnh Thuỳ nghẹn ng&agrave;o.&nbsp;</p> <div> <blockquote> <p style="text-align: justify;">Ng&agrave;y 10/9/1959, tỉnh H&agrave; Giang khởi c&ocirc;ng x&acirc;y dựng con đường từ cầu Gạc Đ&igrave; l&ecirc;n cao nguy&ecirc;n đ&aacute; Đồng Văn. Bốn năm sau, con đường được khai th&ocirc;ng, d&agrave;i 164 km. Tiếp sau đ&oacute;, tuyến đường nối liền Đồng Văn với M&egrave;o Vạc được khởi c&ocirc;ng v&agrave; ho&agrave;n th&agrave;nh th&aacute;ng 3/1965. To&agrave;n tuyến H&agrave; Giang - Đồng Văn - M&egrave;o Vạc d&agrave;i 185 km được th&ocirc;ng xe.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Để ho&agrave;n th&agrave;nh con đường lịch sử n&agrave;y, thanh ni&ecirc;n xung phong v&agrave; đồng b&agrave;o c&aacute;c d&acirc;n tộc tỉnh H&agrave; Giang đ&atilde; đ&oacute;ng g&oacute;p 2,2 triệu ng&agrave;y c&ocirc;ng; đ&agrave;o đắp 2,8 triệu m3 đất, đ&aacute;; l&agrave;m 42 c&acirc;y cầu, 400 cống.</p> <p style="text-align: justify;">Năm 1961, Chủ tịch Hồ Ch&iacute; Minh đến thăm H&agrave; Giang. Khi nghe đồng b&agrave;o chia sẻ, đường mở đến đ&acirc;u th&igrave; mang &aacute;nh s&aacute;ng văn minh v&agrave; ấm no cho đồng b&agrave;o c&aacute;c d&acirc;n tộc đến đ&oacute;, B&aacute;c hỏi vậy sao kh&ocirc;ng gọi t&ecirc;n l&agrave; đường Hạnh Ph&uacute;c. Từ đ&oacute; con đường mang t&ecirc;n Hạnh Ph&uacute;c.</p> </blockquote> </div> </div> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p>

Theo vnexpress.net
back to top