Những tế bào nào bị SARS-CoV-2 tấn công?

(khoahocdoisong.vn) - Các nhà khoa học từ Viện Y tế Berlin (BIH), Charité - Đại học Berlin và Phòng khám Thorax tại Bệnh viện Đại học Heidelberg tiến hành nghiên cứu các mẫu từ những bệnh nhân để xác định tế bào nào trong phổi và phế quản là mục tiêu mà coronavirus mới (SARS-CoV -2).

Bản sao gene thụ thể ACE2 và đồng yếu tố TMPRSS2

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy thụ thể của virus này có rất nhiều trong một số tế bào tiền tố nhất định, thường phát triển thành các tế bào đường hô hấp trên, mọc ra tương tự như tóc, được gọi là lông mao, sử dụng để quét chất nhầy và vi khuẩn ra khỏi phổi.

Hệ thống hô hấp, nơi coronavirrus tấn công

Hệ thống hô hấp, nơi coronavirrus tấn công

GS Roland Eils và đồng nghiệp thuộc Phòng khám Thorax ở Heidelberg ban đầu thực hiện dự án nghiên cứu, vì sao có những người chưa bao giờ hút thuốc lá bị ung thư phổi.

Nhóm nhà khoa học tiến hành phân tích mẫu bệnh phẩm của 12 bệnh nhân ung thư phổi từ cả phần ung thư của phổi và các mô khỏe mạnh xung quanh. Nhóm cũng nghiên cứu các tế bào từ đường thở của bệnh nhân khỏe mạnh.

Sự lan truyền nhanh chóng của SARS-CoV-2  khiến các nhà nghiên cứu thay đổi quan điểm về những dữ liệu thu được trong nghiên cứu nhưng chưa được công bố này.

GS Christian Conrad, cũng làm việc tại Trung tâm Y tế Kỹ thuật số BIH cho biết, nhóm nghiên cứu muốn tìm ra những tế bào cụ thể mà SARS-CoV-2 tấn công.

Đến nay, các nhà nghiên cứu đã biết được rằng, protein spike virus gắn vào một thụ thể ACE2 trên bề mặt tế bào. Ngoài ra, virus cần ít nhất một hoặc nhiều đồng yếu tố khác để có thể xâm nhập vào các tế bào. Nhưng những tế bào nào có được các thụ thể và đồng yếu tố như vậy? Những tế bào nào trong hệ hô hấp đặc biệt dễ bị nhiễm SARS-CoV-2?

Soeren Lukassen, một trong những tác giả chính của nghiên cứu cho biết, họ đã phân tích tổng cộng gần 60.000 tế bào để xác định xem các tế bào này có kích hoạt gene cho thụ thể và các đồng yếu tố tiềm năng hay không, tức là có bị nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Và chỉ tìm thấy bản sao gene thụ thể ACE2 và đồng yếu tố TMPRSS2 trong rất ít tế bào với số lượng rất nhỏ.

Vì sao quá trình nhiễm trùng rất khác nhau

Các nhà khoa học cũng đã phát hiện một vấn đề khác trong nghiên cứu là mật độ thụ thể ACE2 trên các tế bào tăng theo độ tuổi và nam thường cao hơn nữ. Đây có thể chỉ là một xu hướng, nhưng nhờ đó hiểu được vì sao SARS-CoV-2 lại lây nhiễm nhiều ở đàn ông hơn phụ nữ, những người cao tuổi lại dễ lây nhiễm hơn. Tuy nhiên, số lượng mẫu vẫn còn quá nhỏ để đưa ra kết luận.

Theo GS Roland Eils, những kết quả này cho thấy, virus hoạt động với chọn lọc cao và phụ thuộc vào một số tế bào của con người để lây lan và phát triển. Càng hiểu sâu hơn về sự tương tác giữa virus và tế bào vật chủ, chúng ta có thể phát triển các chiến lược ngăn chặn và chữa trị hiệu quả.

Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu những bệnh nhân Covid-19 để xác định xem virus thực sự lây nhiễm các tế bào này hay không và lây nhiễm như thế nào.

GS Eils phân tích: “Chúng tôi muốn tìm hiểu tại sao nhiễm trùng lại diễn ra lành tính ở một số bệnh nhân, nhưng gây ra bệnh nặng ở những người bệnh khác. Vì vậy, chúng tôi cũng sẽ xem xét kỹ những tế bào miễn dịch trong mô bị nhiễm bệnh".

Thái Bằng (theo Advanced Science News)

Chúng tôi cũng cần phải tìm hiểu, sau khi virus Covid-19 tấn công các tế bào tiền tố, phát triển thành các tế bào dạng lông mao trên đường hô hấp trên, hệ thống hô hấp đã bị tổn thương như thế nào để có thể tìm ra giải pháp ngăn chặn nguy cơ bệnh tăng nặng và dẫn đến tử vong?”

Theo Advanced Science News
 Chat GPT-5 sắp ra mắt có gì đặc biệt?

Chat GPT-5 sắp ra mắt có gì đặc biệt?

Nhiều nguồn tin cho biết, OpenAI sẽ phát hành thế hệ tiếp theo của mô hình ChatGPT trong vài tháng tới. Đây cũng là sản phẩm quan trọng nhất, giúp công ty này gây tiếng vang, nhận được hàng tỷ USD góp vốn trong hơn một năm qua.
back to top