Những sự kiện đáng nhớ trong đời làm báo của tôi

(khoahocdoisong.vn) - Nhà báo Tuyết Phương, phụ trách mảng y tế - sức khỏe trên Báo KH&ĐS. Những năm tháng chiến tranh, bà đã từng là phóng viên chiến trường. Những chia sẻ của bà cho thấy sự năng động, nhiệt huyết của người làm báo KH&ĐS.

1. Năm 1967 cuộc chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt.
Tuổi trẻ, tôi ao ước được chiến đấu và cống hiến cho Tổ quốc. Tôi viết đơn tình nguyện xin được gia nhập quân ngũ. Nhưng tôi đã bị từ chối không được chấp thuận vì lý do tôi có con nhỏ (4 tuổi).

PV KH&ĐS giới thiệu tờ báo với Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng Điện Biên Phủ.

PV KH&ĐS giới thiệu tờ báo với Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng Điện Biên Phủ.

Cuối năm ấy tôi cùng đoàn cán bộ Phóng viên Báo khoa học Thường thức (nay là Báo KH&ĐS) đi thực tế chiến trường miền Trung (Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh). Lúc đó giao thông khó khăn, địch lại đánh phá ác liệt, nên đoàn chúng tôi quyết định đi bằng xe đạp và đi theo đường Trường Sơn. Lưng khoác ba lô, vai đeo túi gạo chúng tôi đã leo đồi, lội suối, có đoạn đường dốc, đường lầy lội bùn đá, chúng tôi vác cả xe đạp lên vai mà đi cho đúng giờ đến đích. 

Nhờ chuyến đi này mà tôi thấm thía, thấu hiểu nỗi gian nan, vất vả, hy sinh của biết bao bộ đội ta đã "Vượt Trường Sơn đi cứu nước" để đến các chiến trường Miền Nam chiến đấu.

Nhà báo Tuyết Phương

Nhà báo Tuyết Phương

2.   Năm 1979 chiến tranh biên giới Việt - Trung xảy ra được vài tuần thì tôi bám theo đoàn báo quân đội lên đường. Đoàn đến Đồng Mỏ (Lạng Sơn) thì 3 đồng chí ở lại, chỉ còn tôi và 1 đồng chí trung tá quân đội tiếp tục đi. Đến thị xã Lạng Sơn thì hết đường xe ô tô, thế là hai chúng tôi cuốc bộ khoảng 15km để đến một chốt biên phòng, sát biên giới Trung Quốc.

Tôi không thể quên được cảnh chiến trường lạnh lẽo, hoang vu, những tài liệu giấy tờ, những chiếc chứng minh thư rơi tả tơi lăn lóc, khắp nơi. Một tốp 2-3 chiến sĩ đang thu nhặt thi hài các chiến sĩ hy sinh. Mùi xú uế từ xác người, xác xúc vật xông lên, qua 2 lần khẩu trang vẫn còn cảm nhận được. Những vết máu loang còn đó, có cả vết máu của một phóng viên Nhật đã hy sinh vì bị bắn lén trên đường.

Tôi đã gặp một anh bộ đội bị thương, lạc đơn vị đã nhịn đói, nhịn khát hơn 10 ngày. Tôi ân cần xúc cho anh từng thìa cháo loãng. Máu lại đổ, người lại chết, cầu mong đừng bao giờ có chiến tranh để loài người được sống yên bình, hạnh phúc.

3.  Năm 1994, nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi có hân hạnh được gặp gỡ, phỏng vấn Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, người tôi luôn yêu mến và ngưỡng mộ.

4. Năm 1995, tôi lại có dịp đi thực tế cùng đoàn nhà văn (Hội văn học Việt Nam), gồm nhà thơ Phạm Tiến Duật, Bế Kiến Quốc, Nhà văn Như Trang, Công Hậu, Triệu Huấn, Vũ Bão... đến thăm các tỉnh Miền Nam và Tây Nguyên.

Đường Trường Sơn tuy không còn bom đạn giặc, nhưng vẫn hoang sơ, nhiều đoạn đường gập ghềnh khó đi, khiến ô tô phải "bò" một cách ì ạch.
Chúng tôi đã đến thăm các địa danh lừng lẫy một thời chống Mỹ: Mỹ Sơn (Quảng Ngãi), Khe Sanh, Chu Lai, Đường 9 Nam Lào... 

Đến tỉnh nào, việc đầu tiên, chúng tôi đến viếng nghĩa trang liệt sĩ. Nghĩa trang nào cũng thật to và rộng, bạt ngàn những ngôi mộ xếp hàng thẳng tắp. Tôi đã thắp hương trên rất nhiều ngôi mộ và dừng lại ít phút trước những bia mộ, tên các liệt sĩ lúc hy sinh họ mới mười tám - đôi mươi và rất nhiều các ngôi mộ vô danh: Không tên, tuổi, không một dòng địa chỉ. Tôi đã tranh thủ ghi chép vội vàng họ tên địa chỉ của các liệt sĩ có gia đình ở Hà Nội. Khi về tôi đã tìm đến gia đình các liệt sĩ thông tin và chia buồn với người thân của họ. Trên đường đi, tôi đã bắt gặp nhiều ngôi mộ vô danh lẻ loi nằm ven đường, có ngôi mộ nằm sâu dưới vực, có ngôi mộ nằm tít trên đỉnh đồi hoặc bên vách núi cheo leo. Sau chuyến đi này, trở về tôi cảm thấy mình cần phải sống trách nhiệm hơn, hiểu sâu sắc hơn giá trị của cuộc sống hôm nay.

5. Sau này khi nghỉ hưu tôi lăn lộn vời công việc, tâm huyết với mục đích nhân đạo.

Tôi đã giúp đỡ, động viên những người nghiện ma tuý cai nghiện. Tôi đã thành lập CLB cho những người đã cắt cơn cai nghiện, sau được thành phố Hà Nội nhân lên phát triển thành CLB B93 ở tất cả các phường của Hà Nội.

Tôi cũng đề xuất thành lập nhóm "Vì chúng mình" tập hợp những người bị nhiễm HIV, giúp đỡ, tư vấn để họ sống khoẻ, sống vui, sống có ích cho xã hội. Đặc biệt giúp họ vượt qua rào cản của sự kỳ thị, phân biệt đối xử của xã hội.

Tôi luôn nghĩ hãy chia sẻ với những con người bất hạnh này. Cuộc đời họ ấm ít lạnh nhiều, họ rất cần sự cảm thông giúp đỡ của cộng đồng - xã hội.

Tại hội nghị VAC tại Hà Nam Ninh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các nữ PV

Tại hội nghị VAC tại Hà Nam Ninh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các nữ PV

Thăm Tiểu đoàn 7 đoàn 073, binh đoàn Hương Giang, cả binh đoàn không hút thuốc lá năm 1979

Thăm Tiểu đoàn 7 đoàn 073, binh đoàn Hương Giang, cả binh đoàn không hút thuốc lá năm 1979

Bón cơm cho đ/c bộ đội bị thương lạc đơn vị nhịn đói nhiều ngày, Tam Lung, Lạng Sơn 14/3/1979.

Bón cơm cho đ/c bộ đội bị thương lạc đơn vị nhịn đói nhiều ngày, Tam Lung, Lạng Sơn 14/3/1979.

Thăm Tiểu đoàn 7 đoàn 073, binh đoàn Hương Giang, cả binh đoàn không hút thuốc lá năm 1979

Thăm Tiểu đoàn 7 đoàn 073, binh đoàn Hương Giang, cả binh đoàn không hút thuốc lá năm 1979

Thăm một gia đình ở Buôn Ma Thuột năm 1994

Thăm một gia đình ở Buôn Ma Thuột năm 1994

Theo Đời sống
Ngã rẽ và những món quà ý vị

Ngã rẽ và những món quà ý vị

(khoahocdoisong.vn) - “Về Sài Gòn làm báo nhé! Có tờ báo nọ đang tuyển người… như ông”, lời rủ rê của anh bạn - phóng viên một tờ báo tại TPHCM khiến tôi nhiều đêm suy nghĩ. Tờ báo mà anh bạn giới thiệu là KH&ĐS. 
Đáng tự hào vị thế một tờ báo khoa học

Đáng tự hào vị thế một tờ báo khoa học

(khoahocdoisong.vn) - Mùa thu năm nay Báo KH&ĐS mà tiền thân là Báo Khoa học thường thức ra đời vừa tròn sáu chục năm (30/9/1959-30/9/2019). Ôn lại những kỷ niệm làm báo, tôi nhớ đến những bậc tiền bối đã có công xây dựng và phát triển tờ báo từ những ngày đầu tiên, đó là những nhà khoa học kiệt xuất của đất nước tâm huyết với sự nghiệp mở mang dân trí. Vì thế tờ báo được mọi người tin yêu và lưu giữ, coi đó là một cẩm nang khoa học trong những năm mà internet chưa xuất hiện.
Nghĩa lớn        

Nghĩa lớn        

(khoahocdoisong.vn) - GS.VS Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học lớn, người đặt nền móng cho ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các hội KH&KTVN, Chủ nhiệm Báo KH&ĐS. Dưới đây là những chia sẻ của nhà báo Hữu Hưng, nguyên Trưởng ban Biên tập Báo KH&ĐS về những kỷ niệm với GS Trần Đại Nghĩa.
Làm sách Lịch sử Việt Nam - Hỏi và đáp

Làm sách Lịch sử Việt Nam - Hỏi và đáp

(khoahocdoisong.vn) - Theo kết quả điểm thi THPT quốc gia năm 2019 được Bộ GD-ĐT thống kê, môn lịch sử có điểm trung bình là 4,3. 70% số bài thi có điểm dưới 5. Tình trạng học sinh học kém môn Lịch sử đã diễn ra trong thời gian dài. Việc Báo KH&ĐS manh nha làm phổ biến kiến thức về Lịch sử từ cách nay 15 năm phải chăng là sự nhạy cảm với thời cuộc?
back to top