Những nguyên nhân làm suy giảm hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch giúp chống lại các vi sinh vật bên ngoài có thể gây ra bệnh tật và nhiễm trùng cho cơ thể. Suy giảm hệ miễn dịch là tình trạng đáp ứng miễn dịch của cơ thể với các kháng nguyên thấp dưới mức bình thường, gây ra các biểu hiện bệnh lý cho cơ thể.

Dưới đây là một số nguyên nhân làm suy giảm hệ miễn dịch

Chế độ ăn quá dư thừa đạm: Tình trạng dư đạm, đặc biệt là đạm có nguồn gốc từ động vật như thịt và sữa, khiến cơ thể sản xuất nhiều hơn hormone IGF1, một loại hormon đẩy nhanh sự già hoá và cản trở hoạt động của hệ miễn dịch.

Hãy kiểm soát, khống chế lượng đạm động vật sao cho loại đạm này không chiếm quá 10% năng lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Nếu mức này vẫn chưa đủ, hãy cắt giảm mạnh hơn nữa, thậm chí xuống còn 5%.

Ăn nhiều đồ ngọt có nguy cơ cao làm suy giảm hệ miễn dịch.

Thói quen thích đồ ngọt: Ăn nhiều đường không chỉ khiến bạn dễ tăng cân mà còn làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Kết quả nghiên cứu đăng trên American Journal of Clinical Nutrition chứng minh rằng, ăn 100 g đường cản trở đáng kể năng lực chống vi khuẩn của bạch cầu trong suốt 5 giờ sau đó.

Không uống đủ nước: Con người cần nhiều nước để loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Lượng nước cần thiết trong ngày khác nhau giữa mỗi người tùy theo nhiều yếu tố. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết cơ thể đã được cung cấp đủ nước khi nước tiểu có màu vàng nhạt.

Suy giảm hệ miễn dịch do rượu khiến các mầm bệnh tấn công tàn phá sức khỏe.

Uống nhiều rượu: Uống nhiều rượu có thể làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch với các mầm bệnh xâm nhập. Chất chuyển hóa chính của rượu, acetaldehyde có khả năng làm suy yếu chức năng nhung mao trong phổi khiến nó dễ bị vi khuẩn và vi rút xâm nhập tấn công.

Ngủ kém: Nếu bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ không sản xuất đủ melatonin. Từ đó, hệ miễn dịch không thể tạo đủ tế bào máu trắng để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và sửa chữa những khiếm khuyết. Hãy ưu tiên làm sao ngủ đủ 7-8 giờ/đêm.

Thừa cân: Dư thừa cân nặng không tốt cho tim, não, các cơ quan khác trong cơ thể và cả hệ miễn dịch. Trên thực tế, những người dễ nhiễm cảm gặp nhau ở điểm chung là chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn 40, con số minh chứng cho tình trạng béo phì. Béo phì gây mất cân bằng hormone và suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của hệ miễn dịch.

Căng thẳng: Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, căng thẳng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Sự căng thẳng khiến não bộ đẩy mạnh sản xuất các hormone cortisol, làm suy yếu chức năng của các tế bào T chống nhiễm trùng.

Không khí ô nhiễm: Các nhà khoa học đã phát hiện rằng không khí ô nhiễm có khả năng khống chế tế bào T vốn đóng vai trò then chốt của hệ miễn dịch; từ đó, gây ra tình trạng sưng viêm trong cơ thể.

Để hạn chế hít phải không khí ô nhiễm, bạn nên đầu tư mua thiết bị lọc không khí cho gia đình. Dù không thể kiểm soát không khí bên ngoài nhưng ít nhất, bạn cũng có thể hít thở dễ dàng trong nhà.

Hà Minh (tổng hợp)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top