Những người không nên bơi lội

(khoahocdoisong.vn) - Bơi lội là môn thể thao tốt cho sức khỏe, nhất là với các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, một số bệnh lại được khuyến cáo không nên bơi lội.

- Một số bệnh tim mạch

Không phải toàn bộ những người mắc bệnh tim không được bơi. Trường hợp mắc bệnh tim bẩm sinh, thông liên thất, thông liên nhĩ, khi bơi phải gắng sức làm cho tim đập nhanh hơn, mạnh hơn dẫn đến mệt mỏi, thiếu oxy, da xanh tái, môi thâm tím khó thở, rất nguy hiểm. Người bị thiểu năng tuần hoàn tim, hẹp động mạch vành, hẹp van 2 lá, những người đã đặt stent nong động mạch vành, rối loạn nhịp đập của tim có thể quá nhanh hay quá chậm đều không nên bơi. Nếu thích bơi quá thì chỉ nên ngâm mình dưới bể nước.

- Những người bị động kinh

Bệnh này thường lên cơn đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Mặc dù lên cơn nặng hay nhẹ, cơn động kinh cục bộ hay toàn thể cũng đều không được bơi vì dễ bị đuối nước, tử vong nhanh.

- Những người bị cao huyết áp

Huyết áp cao không dễ gì kiểm soát được, đang bơi bị nhiễm lạnh, co mạch lại huyết áp tăng lên bất thường, gây tai biến mạch máu não, để lại nhiều di chứng đáng lo ngại, nặng có thể hôn mê không tỉnh lại gây tử vong, nên không bơi lội khi bị cao huyết áp.

- Những người bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa có mủ trong tai, khi bơi nước vào tai làm cho mủ hôi tanh chảy ra ngoài, vừa làm ô nhiễm bể bơi vừa gây viêm tai nặng lên vì nước bẩn ngấm vào. Do đó dù viêm tai nặng hay nhẹ cũng không nên đi bơi. Khi viêm tai giữa không được giữ gìn và điều trị kịp thời còn gây viêm màng não mủ, rất nguy hiểm.

- Những người bị viêm kết mạc cấp tính

Bệnh này còn gọi là đau mắt đỏ do virus gây ra, bệnh dịch lan truyền nhanh, mắc ở mọi lứa tuổi, lan trên diện rộng vì lây qua đường hô hấp. Do đó khi bị đau mắt đỏ không nên bơi, vừa làm cho dịch lan rộng vừa làm cho mắt lâu khỏi hơn vì nhiễm bẩn ở bể bơi.

- Những người mắc bệnh ngoài da

Những người bị nấm da, nấm tóc, ghẻ lở, hắc lào, mụn nhọt đang sưng tấy, viêm da á sừng, đều không được xuống bể bơi đề phòng chống ô nhiễm lây lan cho người khác và làm mất vệ sinh nguồn nước trong bể.

BS Kim Lan (Nguyên cán bộ Bệnh viện Châm cứu TW)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top