Những người không nên ăn củ sắn (củ mì)

Giá trị dinh dưỡng của củ sắn

Củ sắn có sẵn hàm lượng tinh bột khá cao và có giá trị dinh dưỡng giống như khoai lang, khoai tây và khoai môn… Nó chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra trong sắn còn có kali và chất xơ. Vì thế đây là một món ăn khá quen thuộc ở rất nhiều vùng quê và vùng miền núi.

Củ sắn cũng có những giá trị dinh dưỡng nhất định

Củ sắn cũng có những giá trị dinh dưỡng nhất định

Do có nhiều tinh bột nên củ sắn còn được dùng để chế bột làm bánh, làm mạch nha và chế rượu, chất xơ trong sắn có tác dụng ngăn ngừa táo bón và các bệnh tim mạch. Sắn còn có tác dụng cân bằng lượng nước trong máu. Ngoài ra, thì củ sắn còn được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo làm giấy, dệt, làm chất kết dính. Sắn thái lát rồi đem phơi khô có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi cho lợn và gia súc.

Những tác dụng phụ của củ sắn

Tuy có khá nhiều công dụng, nhưng sắn củ chủ yếu được dùng làm thức ăn chăn nuôi do nó có chứa  độc tố. Nếu như không biết chế biến hoặc ăn không đúng cách rất có thể dễ bị ngộ độc. Chất độc trong sắn là HCN.

Chất này có nhiều trong sắn cao sản. Loại sắn này thường dùng để sản xuất bột ngọt hoặc là làm thức ăn cho gia súc, chứa nhiều độc tố, có vị đắng, người ăn dễ bị ngộ độc.

Những biểu hiện đầu tiên của ngộ độc sắn là đau đầu,  khó thở, rối loạn nhịp tim, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi. Nếu như bị nặng hơn có thể co giật, da tím tái, xanh xao, khó thở, suy hô hấp, nhịp tim tăng, huyết áp giảm… Trong trường hợp nặng nếu như không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Khi thấy trong người có biểu hiện say sắn, tốt nhất hãy họ nôn hết ra, tống chất độc ra ngoài, sau đó cho uống nước đường hoặc là nước mía rồi lập tức đưa đưa đến bệnh.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tiếp tục loại trừ chất độc bằng cách rửa dạ dày bằng nước muối sinh lý và cho uống thuốc nhuận tràng. Một số những biện pháp được áp dụng như truyền dịch, dùng thuốc trợ tim, cân bằng điện giải, hoặc cắt cơn co giật để đảm bảo hô hấp. Nếu như bệnh nhân trong trạng thái hôn mê sâu, khó thở sẽ phải cho thở bình oxy và dùng thuốc giải độc.

Bà bầu không nên ăn củ sắn

HCN có trong sắn giống như trong măng tươi có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá hay thậm chí là bị ngộ độc. Do đó bà bầu nên hạn chế ăn sắn luộc, sắn hấp như một bữa phụ trong ngày.

Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn

Ngộ độc sắn cấp là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong ở trẻ nhỏ. Tai nạn này sẽ chiếm 10% trong số ngộ độc thức ăn, với tỷ lệ tử vong là 16,7%; cao nhất trong loại hình ngộ độc thức ăn.

Do sắn có chứa độc tố nên tuyệt đối không được cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn, lý do là vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố. Nếu như cho trẻ ăn nhiều, các chất độc tố có thể sẽ tích tụ lại trong cơ thể trẻ lâu ngày và gây ra bệnh. Đặc biệt, là càng không nên cho trẻ ăn sắn vào lúc đói vì có thể dẫn đến ngộ độc.

Cách chế biến loại bỏ độc tố ở củ sắn

Trong củ sắn có chứa độc HCN là chất dễ bay hơi, dễ hòa tan trong nước và có thể bị oxy hóa thành acid cyanic không độc, kết hợp cùng với đường tạo thành chất không độc. Để tránh ngộ độc, ta có thể loại bỏ độc tố từ củ sắn bằng cách:

– Bóc vỏ trước khi nấu và ngâm sắn trong nước một thời gian rồi mới nấu sắn tươi. Khi nấu mở nắp đậy để HCN bay hơi.

– Khi luộc sắn nên thay nước 2 đến 3 lần để giảm bớt độc tố.

– Sắn cắt lát và phơi khô cũng làm giảm chất độc trong sắn.

– Những loại củ sắn ngọt thì bạn cần phải chế biến ngay sau khi dỡ sắn, nếu không thì phải vùi củ xuống.

– Không nên ăn củ sắn vào buổi tối vì có thể gây ra những triệu chứng ngộ độc xảy ra vào ban đêm sẽ không phát hiện kịp hoặc không kịp thời đưa đi cấp cứu.

PV (tổng hợp)

Theo Đời sống
back to top