Những người “canh đảo” bị hồ nghi lấn biển: Chuyện buồn ở Phú Quốc

Trải rộng trên 16 hòn đảo lớn, nhỏ - nhưng xã đảo Hòn Thơm, thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiến Giang chỉ có 4 hòn có cư dân sinh sống. Trong đó, “ám ảnh” nhất là Hòn Mây Rút và hòn Rông Ngang – vì mỗi hòn chỉ có một gia đình ngụ cư.

Trước năm 1975, những hộ dân đặt chân đến xã đảo Hòn Thơm để khai hoang, vỡ hóa đất đai không đơn thuần chỉ vì mưu sinh để sống mà trong mắt nhiều người họ chẳng khác nào những “chiến sĩ” giúp tổ quốc canh giữ biển đảo. Vậy mà giờ đây, diện tích khai hoang của một số hộ lại bị hồ nghi là lấn biển…

Ám ảnh hoang đảo

Trước khi đề cập đến câu chuyện về thửa đất hơn 17.000m2 tại ấp Bãi Nam (xã đảo Hòn Thơm) của gia đình bà Lê Thị Mực khai hoang từ năm 1960, sau đó chuyển cho bà Nguyễn Thu Huyền sử dụng bị đồn thổi là lấn chiếm, người viết mạn phép xin kể đến nỗi buồn tê tái đầy “ám ảnh” về hoang đảo trước đây như món quà tri ân đối với những gia đình có công khai hoang, vỡ hóa, “canh giữ” biển đảo cho tổ quốc từ nhiều đời, nhiều thập kỷ qua.

Để được đặt chân đến các hòn đảo của quần đảo An Thới, như: Hòn Thơm, hòn Dừa, hòn Rỏi, hòn Vang, hòn Vông…mười năm trước, tôi đã phải thuê thuyền “cưỡi sóng” ghé thăm.  Trước khi quyết định dịch chuyển hàng ngàn cây số đến huyện đảo Phú Quốc - bạn tôi, một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã từng đặt chân đến đây căn dặn: “Nếu cậu muốn biết được hòn đảo chỉ có một túp lều giống như truyện Rô - bin- sơn ngoài đảo hoang thì hãy tìm cách ra hòn Mây Rút và hòn Rông Ngang. Còn muốn chụp những bức ảnh đẹp thì ra hòn Kim Quy”.

Qủa nhiên, trong chuyến bay TP.HCM ra Phú Quốc, từ trên cao nhòm xuống hòn Kim Quy hiện ra chẳng khác nào con rùa khổng lồ nổi lềnh bềnh giữa biển. Còn hòn Mây Rút và hòn Rông Ngang chỉ là những vệt xám lờ mờ đầy bí ẩn.

Sau hàng nghìn cây số, sau 2 chuyến bay liên tiếp Hà Nội – TP.HCM, rồi lại TP.HCM - Phú Quốc. Cuối cùng huyện đảo Phú Quốc cũng hiện ra, nhưng đến lạ! Mưa, gió thất thường. Anh hướng dẫn viên du lịch nhìn trời mưa lụp sụp mà ngao ngán lắc đầu bảo, thời tiết Phú Quốc chẳng khác nào cô gái mới lớn, “đỏng đảnh” thật khó chiều. Hèn gì một số người dân ở đây có câu cửa miệng “nghèo ăn cá, giàu ăn rau”. Ý là trồng trọt khó khăn. Thế mới biết, những con người đầu tiên ra đây khai khẩn, ngụ cư vất vã thế nào (!?)

Bấy giờ, xã đảo hòn Thơm có gần 2.000 người. Xã trải rộng trên 16 hòn đảo lớn - nhỏ, nhưng chỉ có 4 hòn có cư dân sinh sống. Hòn Mây Rút và hòn Rông Ngang - mỗi đảo chỉ có 1 gia đình cư ngụ. Hòn Mây Rút là gia đình bà Bảy Yên. Còn hòn Rông Ngang là gia đình anh Vương Chính Trung và cô vợ tàn tật Lê Ngọc Quê.

Trong cuộc hành trình “cưỡi sóng” ra Rông Ngang, anh lái thuyền kể, Rông Ngang chẳng mấy ai ghé thăm, thỉnh thoảng vào dịp lễ tết thì mới có các chiến sĩ biên phòng ra để tặng ít muối hoặc dầu ăn cho gia đình “chúa đảo” Trung.

Nếu ai đã từng xem bộ phim Rô - bin -sơn ngoài đảo hoang thì cũng sẽ mường tượng được căn nhà của “chúa đảo” Rông Ngang như thế nào? Gọi là căn nhà cũng được, mà túp lều cũng xong, vì nó liêu xiêu, lợp bằng lá lẩu, hoàn toàn không có bất cứ cái gì gọi là bê tông, cốt thép. Trong nhà cũng trống trơn chẳng có gì đáng giá. Thấy có khách lạ ghé đảo, từ xa, một thằng bé từ trên cây dừa tụt xuống đất với tốc độ cực nhanh. Một thằng bé nữa cạnh đó cũng ùa tới. Gặp người lạ, hai đứa trẻ chỉ biết bẽn lẽn chứ không giám nói. Hóa ra, cả hai đứa ăn mặc rách rưới này là con trai “chúa đảo” Trung. Hỏi mới biết, đứa lớn tên Vương Lê Ngọc Chánh (13 tuổi), đứa nhỏ tên Vương Lê Hồng Thủy. Sống giữa đảo hoang cả hai đứa đều không biết chữ, mà bố mẹ chúng nó cũng chẳng biết chữ. Thế là cả gia đình “chúa đảo” đều mù chữ từ bấy đến nay.

Nếu nói các hòn đảo nơi đây là thiên đường cũng phải, mà ví “địa ngục” trần gian cũng chẳng sai. Kiến tạo của địa chất thật diệu vợi. Đá, các kỳ quan phong hoá trên biển đảo hiện ra như thiên đường trong các câu truyện cổ tích. Đẹp đấy! nhưng khắc nghiệt. Trên đảo không có nước ngọt. Đất, đá lổm nhổm, khô cằn, chỉ có mỗi loại dừa là thích nghi được. Thời tiết thất thường, gió thốc tung mái nhà của gia đình “chúa đảo” là chuyện cơm bữa.

Tiếc là dạo ghé Rông Ngang lần đó không gặp được vợ chồng “chúa đảo”. Bởi theo hai đứa nhỏ cho biết, anh Trung “cưỡi thuyền” ra biển đánh cá, chị Quê không may bị tàn tật nên anh Trung đưa theo để tiện bề chăm sóc. Trên đường rời Rông Ngang trở về tôi cứ bị ám ảnh mãi về cuộc sống gần như biệt lập của gia đình anh Trung, chị Quê. Anh lái thuyền nhìn tôi dường như hiểu ý nên nói: Chẳng nói gì đến Rông Ngang mà ngay cả ấp Bãi Nam - giờ mới sầm uất, đông dân vậy thôi, chứ ngày xưa, khi các cụ mới bắt đầu đến khai hoang, vỡ hóa cũng heo hút lắm!

Những người “canh đảo” bị hồ nghi lấn biến

Giờ, sau mười năm, tôi lại mới có dịp quay trở lại huyện đảo Phú Quốc. Khác xa trước đây, Phú Quốc giờ đã trở nên giàu có và sầm uất. Kể từ sau ngày 17/9/2014, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg công nhận huyện đảo Phú Quốc là đô thị loại II thì UBND tỉnh Kiên Giang cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để kêu gọi các nhà đầu tư cốt để vực hoang đảo. Tỷ lệ để tính đơn giá đất thuê tại Phú Quốc được UBND tỉnh điều chỉnh giảm từ 2% xuống còn 0,75%.

Giờ đây, các Tập đoàn lớn như: Vingroup; Sungroup; Ceogroup…đã dùng tiềm lực tài chính to lớn của mình “biến” huyện đảo Phú Quốc trở thành “thiên đường” du lịch. Chứng kiến sự “lột xác” của huyện đảo có lẽ người dân nơi đây sẽ cảm thấy vui nhất. Không vui làm sao được khi chính họ, thậm chí bố mẹ, ông bà của họ đã ngụ cư ở đây trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn và lạc hậu suốt nhiều thập kỷ qua.

Giấy chuyển nhượng đất của bà Lê Thị Mực cho chị Nguyễn Thu Huyền

 Giấy chuyển nhượng đất của bà Lê Thị Mực cho chị Nguyễn Thu Huyền

Niềm vui chưa được trọn vẹn thì mới đây ở ấp Bãi Nam lại xuất hiện câu chuyện buồn về thửa đất 17.000m2 tại ấp Bãi Nam (xã đảo Hòn Thơm) của gia đình bà Lê Thị Mực khai hoang trước năm 1975 lại bị đồn thổi là lấn chiếm. Thậm chí có ai đó ác ý còn nói chủ nhân có được diện tích 17.000m2 là do lấn biển. Tin đồn lấn biển chẳng bao giờ tôi tin, vì trong một lần ngồi trên cáp treo Hòn Thơm Phú Quốc, cậu hướng dẫn viên du lịch kể, để xây dựng các công trình ở đây thì tất cả các vận liệu xây dựng đều phải thuê tàu chở từ đất liền ra với giá rất đắt đỏ. Vậy thì chẳng có ai dại gì mà đi lấn biển cho tốn kém. Chị Nguyễn Thu Huyền - người được bà Lê Thị Mực chuyển nhượng cho miếng đất nêu trên cũng cảm thấy rất buồn nên đã cung cấp những tài liệu về mảnh đất nêu trên cho các nhà báo để khẳng định lời đồn nêu trên không chính xác.

Kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất

Kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất

Trong các văn bản, giấy tờ mà tôi tiếp cận thì rõ ràng, diện tích 17.000m2 đất tại ấp Bãi Nam đều có sơ đồ bản vẽ Kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất rõ ràng, có xác nhận nguồn gốc đất của khu dân cư và đại diện UBND xã hẳn hoi. Trong phiếu lấy ý kiến của khu dân cư về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất gần đây nhất nêu rõ:

“Nguồn gốc đất do ông Nguyễn Văn On và bà Lê Thị Mực ra hòn Dụng khai khẩn thửa đất vào năm 1960 để cất nhà và trồng cây lâu năm. Đến năm 1974 ông Nguyễn Văn On chết có chôn cất trên thửa đất. Thửa đất trên bà Mực cùng các con tiếp tục canh tác sử dụng. Đến năm 1980 bà Mực cùng các con chuyển về hòn Thơm sinh sống, hàng năm gia đình bà Mực vẫn thường xuyên đến thửa đất canh tác và chăm sóc cây. Đến năm 2007 bà Mực cho chuyển nhượng mảnh đất này cho bà Nguyễn Thu Huyền. Năm 2012 bà Huyền có trồng cây và sử dụng ổn định cho đến nay”. Và UBND xã Hòn Thơm cũng xác nhận “tình trạng đất không có tranh chấp”.

Chủ tịch UBND xã Hòn Thơm ký văn bản gửi một số các cơ quan báo chí khẳng định khu đất bà Huyền đang canh tác không nằm trong rừng phòng hộ

Chủ tịch UBND xã Hòn Thơm ký văn bản gửi một số các cơ quan báo chí khẳng định khu đất bà Huyền đang canh tác không nằm trong rừng phòng hộ

Bác bỏ về các lời đồn nêu trên, mới đây ông Dương Thanh Vân – Chủ tịch UBND xã Hòn Thơm còn ký văn bản gửi một số các cơ quan báo chí, trong đó khẳng định: “Khu đất bà Huyền đang canh tác không nằm trong rừng phòng hộ, mà nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ theo Quyết định số 633/2010/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiêng Giang đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành”.

Giờ, ngồi hồi tưởng lại hình ảnh gia đình bà Mực - những con người đặt chân đến đây nhiều thập kỷ trước để ngụ cư, tôi nghĩ không đơn thuần họ đến chỉ vì mưu sinh mà trong mắt tôi và nhiều người họ chẳng khác nào những “chiến sĩ” giúp tổ quốc canh giữ biển đảo. Diện tích đất của họ có được nhờ sự nhọc nhằn khai hoang hàng nhiều thập kỷ, vậy mà giờ lại bị hồ nghi là lấn biến. Đúng là chuyện buồn ở Phú Quốc – lời đồn thật vô tâm…

Theo doanhnghiephoinhap.vn
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top