Những lỗi phạt liên quan đến đèn xe mà hầu như ai cũng mắc phải

Mặc dù là bộ phận khá quan trọng trên xe máy trong khi đi trong trời tối, nhưng đèn xe máy lại rất ít được người dùng để ý khiến họ xao nhãng việc chấp hành luật giao thông.

Để bạn tránh khỏi những lỗi bị phạt liên quan đến đèn xe máy, dưới đây là những lỗi phạt thường bị cảnh sát giao thông tuýt còi.

1. Lỗi không bật đèn xe khi trời tối

Có thể nói lỗi này là phổ biến nhất vì tại các đường trong thành phố, thị xã được lắp đặt rất nhiều đèn, vẫn đủ để người tham gia giao thông quan sát khiến không ít người quên bật đèn xe của mình. Quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, các phương tiện phải bật đè chiếu sáng từ 19 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, khi sương mù và thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

Trường hợp vi phạm lỗi này sẽ bị xử phạt hành chính tuỳ mức độ và phương tiện. Cụ thể:

• Đối với xe máy: Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng (điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

• Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng (điểm g khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

• Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt từ 200.000 - 400.000 đồng (điểm e khoản 3 Điều 7 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).

lỗi bật đèn xe

Có khá nhiều lỗi liên quan đến đèn pha xe máy mà nhiều người mắc phải.

2. Lỗi bật đèn pha trong thành phố

Đèn chiếu sáng phía trước của xe có 2 chế độ là đèn pha (chiếu sáng xa) và đèn cốt (chiếu sáng gần). Quy định đối với xe lưu thông trong thành phố bị cấm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, nếu vi phạm tài xế sẽ bị xử phạt:

• Với người điều khiển ô tô: Phạt từ 600.000 - 800.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 5).

• Với người điều khiển xe máy: Phạt từ 80.000 - 100.000 đồng (điểm e khoản 2 Điều 6).

3. Lỗi không xi nhan

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan khi rẽ phải, rẽ trái, quay đầu xe, vượt xe khác, khi chạy vào lề đường để dừng đỗ xe…để đảm bảo an toàn.

lỗi bật đèn xe

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan khi rẽ phải, rẽ trái, quay đầu xe, vượt xe khác, khi chạy vào lề đường để dừng đỗ xe… để đảm bảo an toàn.

• Đối với người điều khiển ô tô: Mức phạt tiền cao nhất là 1,2 triệu đồng với lỗi chuyển làn đường không có tín hiệu khi chạy trên đường cao tốc (Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP);

• Đối với người điều khiển xe máy: Mức phạt tiền cao nhất là 400.000 đồng nếu chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ (điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).

4. Lỗi không có đèn chiếu hậu

Đèn chiếu hậu hay còn gọi là đèn báo hãm. Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xe chạy không có đèn báo hãm (kể cả trường hợp bị đèn bị cháy mà vẫn tham gia giao thông), tài xế sẽ bị xử phạt như sau:

• Xe máy: Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện… không có còi, đèn soi biển số, đèn báo hãm hoặc có nhưng không có tác dụng (điểm a khoản 1 Điều 17);

• Xe ô tô: Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với người điều khiển xe không có đèn báo hãm (điểm a khoản 2 Điều 16).

Theo cartimes.vn
Sắm xe đi chơi lễ 30/4, giới trẻ chọn gì?

Sắm xe đi chơi lễ 30/4, giới trẻ chọn gì?

Việc lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp cho chuyến đi chơi là điều được nhiều bạn trẻ quan tâm, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo một chuyến đi vui vẻ và trọn vẹn. 
back to top