Những loài cá “xấu đau, xấu đớn” ẩn dật dưới đại dương
Tâm Anh (theo Telegraph)
Bên dưới các đại dương có nhiều loài động thực vật sinh sống. Trong số này, một số loài cá "xấu đau, xấu đớn" do ngoại hình rất khó coi. Thậm chí, có loài được gọi là quái vật đen dưới đáy biển.
chia sẻ
Cá mặt quỷ (còn gọi là cá đá, cá mao ếch...) là một trong những loài cá "xấu đau, xấu đớn" sống dưới đại dương. Chúng có vảy rất cứng, xù xì, màu sắc giống hệt như những rạn san hô đã chết. Trên lưng của cá mặt quỷ có 13 vây lưng có chứa độc tố mạnh.
Cá sói Đại Tây Dương có vẻ ngoài xấu xí nhưng là động vật săn mồi cực nguy hiểm. Với hàm răng dài sắc nhọn như cá mập, vết cắn của chúng có thể khiến con mồi đau đớn, thậm chí tử vong. Loài cá này có thể dài đến 1,5m và nặng đến 18 kg.
Loài cá cóc được tìm thấy ở vịnh Mexico có phần miệng rộng, mắt to và những chiếc răng nhọn. Vẻ ngoài xấu xí của nó khiến nhiều người giật mình.
Cá vảy chân có tên khoa học là Melanocetus nổi bật với phần da tối màu và hình dáng kỳ dị. Chúng còn được gọi là quái vật đen dưới đại đương. Khi ở dưới đại dương, loài cá xấu xí này sử dụng khả năng phát sáng từ chiếc "cần câu" mọc trên đầu để thu hút con mồi trước khi nuốt chửng chúng.
Viper moray là một loài thuộc họ cá chình nước mặn. Chúng được tìm thấy nhiều ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.
Tên gọi của cá chiêm tinh (stargazer fish) xuất phát từ đặc điểm đôi mắt lớn ở phía trên đầu. Loài cá này còn có gai độc ở phần vây ức, có thể gây nguy hiểm cho con người.
Cá polka-dot batfish (cá dơi) có những vết đốm tròn nhỏ trên da. Loài cá này có đôi môi xấu xí và đáng sợ.
Cá giọt nước (blobfish) được xem là sinh vật xấu nhất thế giới. Cơ thể của chúng phù lên và chảy nhão khi bị ở nơi có áp suất thấp hơn trên mặt biển. Cấu tạo xương mềm và lớp thịt giống như thạch dẻo cho phép chúng chịu đựng áp suất mà không bị rách toạc hoặc ép bẹp. Cá giọt nước thích nghi tốt với áp suất cao và sống trong bóng tối ở cách mặt nước 600 - 1.200m.
Cá rắn viper là một trong những sinh vật có vẻ ngoài dữ tợn nhất đại dương. Chúng có đôi mắt trong suốt, mở to, khuôn mặt dữ tợn, hàm răng dài để săn mồi và một số bộ phận cơ thể phát sáng vào ban đêm.
Mời độc giả xem video: Dân nuôi cá lồng lao đao vì sông Đà cạn trơ đáy. Nguồn: VTV24.
Các cá thể cua dừa trưởng thành có thân dài 40 cm với trọng lượng lên đến trên 4 kg. Chiều dài từ đầu chân này đến đầu chân kia của chúng có thể dài đến 1 mét.
Mục tiêu lớn nhất của thiết kế nội thất là giúp không gian sống đẹp hơn, tiện nghi hơn. Tuy nhiên, cũng có không ít thiết kế chẳng đem lại tiện ích gì mà còn khiến sinh hoạt thường ngày bị cản trở.
Trên bản đồ kiến trúc thế giới, Hà Nội được biết đến như một thành phố còn lưu giữ được di sản kiến trúc thuộc địa phong phú với nhiều công trình đặc sắc. Cùng điểm qua một số công trình kiến trúc thuộc địa tiêu biểu của Hà Nội.
Cùng Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) vừa được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Nơi đây không chỉ sở hữu những bãi tắm đẹp, mà còn cảnh quan thiên nhiên phong phú.
Để tạo không gian rộng rãi, kiến trúc sư tận dụng tối đa diện tích xây dựng cho phép. Cây xanh được ưu tiên, đi kèm với phương án thiết kế ô lấy sáng, thông khí ở 3 mặt thoáng của căn nhà.
Có tính lãnh thổ cao, chim đầu rìu trống thường phát ra tiếng kêu để khẳng định chủ quyền khu vực mình sống. Các cuộc rượt đuổi và đánh nhau bằng mỏ thường xảy ra, có thể rất tàn bạo, dẫn đến mù mắt.
Nghệ sĩ Minh Hằng hiện sống trong nhà vườn rộng 20.000m2 tại Hoài Đức (Hà Nội). Hằng ngày, nếu không đi diễn, NSND Minh Hằng ở nhà chăm sóc cây cối và chơi cùng thú cưng.