Những hành tinh đá ngoài hệ Mặt Trời bí ẩn hơn chúng ta nghĩ

Một nghiên cứu địa chất thiên văn học mới cho thấy hầu hết các hành tinh đá không giống bất cứ thứ gì trong Hệ Mặt trời của chúng ta.
hanh-tinh.jpg

Các nhà thiên văn đã phát hiện ra hàng nghìn hành tinh quay quanh các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta - được gọi là ngoại hành tinh. Tuy nhiên, rất khó để biết chính xác những hành tinh này được tạo thành từ gì, hoặc liệu có giống với Trái Đất hay không.

Nhà thiên văn học Siyi Xu của NOIRLab đã hợp tác với nhà địa chất Keith Putirka thuộc Đại học Bang California, Fresno, để nghiên cứu bầu khí quyển của những sao lùn trắng. Đây là những lõi dày đặc, sụp đổ của các ngôi sao từng giống như Mặt Trời chứa vật chất lạ từ các hành tinh, tiểu hành tinh hoặc các vật thể đá khác từng quay quanh ngôi sao.

Bằng cách tìm kiếm các nguyên tố không tồn tại tự nhiên trong bầu khí quyển của sao lùn trắng (bất cứ thứ gì khác ngoài hydro và heli), các nhà khoa học có thể tìm ra thành phần của các hành tinh đá.

Sau khi nghiên cứu thành phần hóa học của 23 sao lùn trắng cách Mặt Trời khoảng 650 năm ánh sáng, họ phát hiện ra rằng những sao lùn trắng này có nhiều thành phần hơn so với bất kỳ hành tinh nào trong hệ Mặt Trời. Trên thực tế, một số thành phần khác thường đến nỗi họ đã phải đặt tên mới để phân loại các loại đá trên các hành tinh đó.

Các nhà khoa học đã kết luận rằng, hầu hết các hành tinh đá quay quanh các ngôi sao gần đó đa dạng và kỳ lạ hơn những gì người ta nghĩ trước đây, với những loại đá không tìm thấy ở bất kỳ đâu trong hệ Mặt trời của chúng ta.

Theo Sciencedaily
back to top