Những hành tinh chưa từng thấy ngoài hệ Mặt trời phát tín hiệu bất thường

Sử dụng anten mạnh nhất thế giới, các nhà khoa học đã phát hiện những ngôi sao đang phát ra sóng vô tuyến bất thường, có thể giúp ta định vị sự tồn tại của những hành tinh chưa từng thấy trước đây.
planet-near-star-777x518.jpg

TS Benjamin Pope (Đại học Queensland) và các cộng sự ở đài quan sát ASTRON tại Hà Lan đang tiến hành tìm kiếm những hành tinh mới, sử dụng kính thiên văn vô tuyến tần số thấp (LOFAR) đặt tại Hà Lan.

“Chúng tôi đã phát hiện ra tín hiệu đến từ 19 ngôi sao lùn đỏ phía xa, 4 trong số đó minh chứng rõ nhất cho sự tồn tại của các hành tinh trong quỹ đạo của chúng” TS Pope cho biết.

Chúng ta đều đã biết rằng, các hành tinh trong hệ Mặt trời giải phóng sóng điện từ cực mạnh do từ trường của chúng tương tác với gió mặt trời. Tuy nhiên những tín hiệu điện từ từ các hành tinh phía bên ngoài hệ Mặt trời lại chưa được ghi nhận bao giờ.

Phát hiện này là một bước tiến quan trọng đối với thiên văn học và có thể là tiền đề cho sự phát hiện thêm các hành tinh mới ngoài vũ trụ.

Trước đó, các nhà thiên văn học mới chỉ có thể sử dụng sóng điện từ chậm để định vị các ngôi sao gần hay lớp khí giữa các vì sao và các phần tử ngoại lai như hố đen.

Giờ đây, họ có thể thấy được cả những ngôi sao già và từ đó có thể tìm kiếm được bất kỳ hành tinh nào xung quanh nó.

Nhóm nghiên cứu tập trung vào các ngôi sao lùn đỏ, chúng nhỏ hơn rất nhiều so với Mặt Trời và được biết đến với những hoạt động từ tính cực mạnh có thể khiến cho một ngôi sao bùng sáng và phát xạ điện từ.

TS Joseph Callingham tại Đại học Leiden, ASTRON và là tác giả chính trong phát minh này cho rằng, những tín hiệu thu nhận được đến từ mối liên hệ từ tính giữa các vì sao và hành tinh mới trong quỹ đạo của chúng, tương tự như sự tương tác giữa sao Mộc và vệ tinh tự nhiên Io của nó.

Trái Đất của chúng ta có cực quang (Bắc cực quang và Nam cực quang). Hiện tượng này cũng giải phóng lượng lớn sóng điện từ mạnh – đó là do sự tương tác giữa từ trường của hành tinh với gió mặt trời.

Nhưng đối với sao Mộc, cực quang tại đây lại mạnh hơn nhiều do hoạt động của núi lửa tại vệ tinh Io làm bắn vật chất vào không gian, khiến cho môi trường xung quanh sao Mộc mạnh mẽ bất thường.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang mong muốn có thể xác nhận được sự tồn tại của những hành tinh mới này.

“Chúng tôi chưa thể nói chắc chắn 100% rằng 4 ngôi sao được cho rằng có hành tinh xung quanh có thể chỉ là các hành tinh trung tâm. Nhưng chúng tôi có thể khẳng định rằng lời giải thích hợp lí nhất cho những gì chúng tôi đã thấy chỉ có thể là sự tương tác giữa hành tinh và ngôi sao”, TS Pope nói.

Các phát hiện với LOFAR mới chỉ là sự khởi đầu. Kính thiên văn này chỉ có khả năng quan sát những ngôi sao trong cự li gần, khoảng 165 năm ánh sáng.

Với kính thiên văn vô tuyến SKA (Square Kilometer Array) của Australia và Nam Phi đang chế tạo, theo kế hoạch sẽ đi vào sử dụng trong năm 2029, nhóm nghiên cứu dự đoán họ sẽ có thể quan sát được hàng trăm ngôi sao như vậy với khoảng cách xa hơn rất nhiều.

Theo Scitechdaily
back to top