Những điều bệnh nhân ung thư cần biết về virus Corona

Trong thời điểm dịch do virus Corona, bệnh nhân ung thư có nguy cơ nhiễm bệnh cao do hệ miễn dịch suy yếu, cụ thể là những bệnh nhân đang hóa trị, dẫn đến các biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Vậy, bệnh nhân có nên tiếp tục đến phòng khám hay bệnh viện để điều trị hay không?

Bệnh nhân có thể tự bảo vệ bản thân khỏi virus như thế nào? Hãy cùng lắng nghe bác sĩ Chin Tan Min, bác sĩ Colin Phipps Diong và bác sĩ Richard Quek từ Trung tâm Ung thư Parkway chia sẻ những lời khuyên cho bệnh nhân ung thư.

Tôi có nên tới bệnh viện/phòng khám không?

Nếu bạn vẫn đang được điều trị ung thư...

Tiếp tục đến bệnh viện và phòng khám để điều trị và làm các biện pháp phòng ngừa cần thiết như thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay với xà phòng và đeo khẩu trang. Nguy cơ nhiễm virus trong bệnh viện hay phòng khám được coi là rất nhỏ so với khả năng ung thư xấu đi hay tái phát khi mà quá trình điều trị bị trì hoãn.

Nếu bạn nghi ngờ bạn mắc ung thư do có các triệu chứng…

Khi có các triệu chứng – như máu trong phân, u mới xuất hiện ở vú hay sưng bất thường ở tuyến hạch – nên được kiểm tra với bác sĩ sớm. Làm các biện pháp phòng ngừa cần thiết như thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay với xà phòng và đeo khẩu trang.

Phát hiện sớm là chìa khóa để điều trị ung thư hiệu quả hơn. Trì hoãn đến phòng bệnh có thể gây chậm trễ trong chẩn đoán, ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh.

Nếu bạn đang thuyên giảm…

Có thể linh hoạt trong việc điều chỉnh lịch khám lại với bác sĩ. Các “chiến binh ung thư” đang cảm thấy ổn có thể đổi lịch khám định kỳ sang các ngày sau đó.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi tới nơi đông người để giảm nguy cơ mắc nhiễm trùng đường hô hấp. Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt.Nên làm gì khi đi lại?

Nên làm gì khi sử dụng phương tiện công cộng?

Nói chung, bệnh nhân đang điều trị hóa trị liều cao hay cấy ghép tủy xương nên tránh những nơi đông người.

Điều này không loại trừ việc sử dụng phương tiện công cộng, nhưng bệnh nhân nên cố gắng tránh việc di chuyển trong giờ cao điểm. Bệnh nhân nên thực hiện vệ sinh tay tốt khi đi tàu điện ngầm hay taxi.

Điều nay bao gồm – nhưng không giới hạn – cài đặt máy quét thân nhiệt ở lối vào các cơ sở, điền các mẫu Khai báo tình trạng sức khỏe, rà soát lịch sử di chuyển và giám sát của tất cả các nhân viên bệnh viện và phòng khám.Tất cả các bệnh viện, phòng khám và nhân viên y tế phải tuân các hướng dẫn của Bộ Y tế theo mức cảnh báo DORSCON về tình hình dịch bệnh ở Singapore để ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng lây nhiễm.

Kiểm soát lây nhiễm và ngăn ngừa tại phòng khám

Quay trở lại phòng khám hoặc bệnh viện để xét nghiệm máu nhằm biết rõ các dấu hiệu nhiễm trùng và xem xét việc có cần uống kháng sinh hay không. Kháng sinh sẽ giúp hạ sốt phát sinh do số lượng bạch cầu thấp do hóa trị. 

Nếu bạn bị sốt sau khi điều trị…

Khám lại với bác sĩ và làm các xét nghiệm như chụp X-quang lồng ngực, lấy dịch mũi hoặc cổ họng cũng có thể giúp loại trừ nhiễm trùng virus Corona. Ngoài sốt, các triệu chứng khác của nhiễm Covid-19 bao gồm ho, thở gấp và khó thở.

Tại Việt Nam, Trung tâm ung thư Parkway Singapore (PCC) được đại diện bởi CanHope Việt Nam, hoạt động như một sợi dây kết nối trực tiếp với đội ngũ chăm sóc sức khoẻ tại Singapore trong suốt hành trình của bệnh nhân.

Mọi thông tin hỗ trợ tư vấn, xin liên hệ:

Văn phòng đại diện Y tế Parkway tại Hà Nội, Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội

Hotline: 0988 155 855/ 084 308 3637 hoặc tại Singapore: (+65) 8259 9902

Tel: 024 3747 2729

Email: hanoi@canhope.org

FB: http://www.facebook.com/CanHOPE.Hanoi

(Quảng cáo)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top